Thực sự điện thoại Wiko là hàng Tàu hay Pháp?

21:55 |

Gần đây nghe phong phanh rằng thương hiệu smartphone Wiko của Pháp sắp vào Việt Nam, nhưng một số người lại bảo đây là hàng Tàu, vậy điện thoại Wiko có nguồn gốc thực sự là gì?

Theo thông tin chính thống mà các nhà phân phối smartphone cũng như doanh nghiệp bán lẻ giới thiệu về điện thoại Wiko thì đây là thương hiệu của Pháp, mang công nghệ châu Âu và Mỹ,...một lý lịch hấp dẫn với hầu hết người Việt Nam, tuy nhiên cũng như bao hàng điện tử khác đang được bán tại nước ta thì điện thoại Wiko vẫn được nhập vào Việt Nam từ bên...Trung Quốc, đây là lý do khiến Wiko bị phán đoán là hàng Tàu.


Mấp mé lộ diện, nguồn gốc xuất xứ của điện thoại Wiko vẫn còn là điều mập mờ với người Việt.

Điện thoại Wiko được gia công ở Trung Quốc không đồng nghĩa là hàng Tàu

Quan niệm sai lầm bấy lâu nay là bất cứ hàng hóa nào được làm và chuyển về Việt Nam từ Trung Quốc đều là hàng Tàu, nó mang tính chất quơ đũa cả nắm và không phân định rõ bản chất của món hàng, đây cũng là khó khăn đầu tiên của thương hiệu điện thoại Wiko khi tiếp cận thị trường Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nước ta đang có tranh chấp biển đảo khá căng thẳng với phía Trung Quốc.

Tuy có lắm kỳ thị với các món hàng đến từ Trung Quốc, song việc mua và dùng các món hàng dạng này vẫn diễn ra đều đặn như từ trước tới nay vẫn thế, chỉ là sự cân nhắc sẽ khó khăn hơn dựa trên số tiền bỏ ra cao đến mức nào, về mặt này điện thoại Wiko có được lợi thế vớt vát lại việc thương hiệu chưa phổ biến ở Việt Nam vì thương hiệu này được biết đến tại Pháp và các nước châu Âu là smartphone giá rẻ.

Không chỉ ở châu Âu mà tại Trung Quốc, nơi Wiko đặt chân xưởng gia công điện thoại của họ cũng có không ít người dân tại đấy dùng smartphone Wiko và điều này từng được vài trang báo mạng nước ta đưa tin vào đầu năm 2014 này. Tuy nhiên, do thị phần còn nhỏ và bước tiến công của điện thoại Wiko tại quốc giá gần hai tỷ dân này còn chưa mạnh nên thanh thế của hãng tại đấy chưa thể đủ sức lan tỏa rộng rãi tới Việt Nam, nhưng khi nhắc đến điện thoại Wiko hiển nhiên một số người từng nghe phong phanh về thương hiệu này sẽ nhớ rằng tên tuổi smartphone này bắt nguồn từ...Trung Quốc.

Khẳng định gốc gác điện thoại Wiko là từ Pháp


Đây là điều chắc chắn, nó được khẳng định bởi kho thông tin dự trự uy tín lớn nhất thế giới là Wikipedia, ngoài ra gã khổng lồ Google cũng sẽ khẳng định lại điều này cho người tìm kiếm với từ khóa Wiko, chẳng mấy khó khăn để thấy được địa chỉ website chính thức của hãng này và cho dù dùng mọi phương pháp xác minh thì cuối cùng kết quả trả về vẫn thấy rằng điện thoại Wiko hoàn toàn là của nước Pháp.


Chiếc điện thoại Wiko Wax đặc trưng của thương hiệu smartphone Pháp.

Ngoài ra, danh tiếng của thương hiệu Wiko cũng không hề nhỏ tại Pháp lẫn châu Âu, thậm chí là lịch sử hình thành cũng cực kỳ hoành tráng nên cũng dễ dàng hơn cho những ai muốn xác minh gốc gác điện thoại Wiko. Sở dĩ nói thương hiệu smartphone này có lịch sử đáng nể như vậy là vì thành tích không tưởng mà họ đạt được chỉ sau hai năm thành lập, giới công nghệ tại Pháp lẫn hai ông lớn là Apple và Samsung sẽ mãi không quên việc một công ty vô danh với nhân lực chưa tới năm mươi người thành lập vào năm 2011 mà giờ đây đã soán ngôi nhì bảng của điện thoại iPhone và trực tiếp đe dọa vị trí dẫn đầu của Samsung về doanh số bán hàng tại Pháp, tức là sau chưa đầy 3 năm ngắn ngủi, thực sự là một kỳ tích.

Chiến tích kể trên của Wiko cũng đã từng được vài trang báo mạng nước ta đưa tin cách đây nhiều tháng, mới đây bài viết Thương hiệu điện thoại Wiko là một hiện tượng của Pháp vừa được đăng tải trên trang web của DidongViet.vn cũng khẳng định lại xuất xứ của thương hiệu điện thoại này. Như vậy, với nhiều cách xác minh khác nhau có thể vận dụng lẫn thành công như truyện cổ tích của điện thoại Wiko tại Pháp, không thể lăn tăn thêm nữa về nguồn gốc của thương hiệu smartphone này là từ đất Pháp, đừng để ai làm bạn suy nghĩ khác đi vì sự thật về điện thoại Wiko sẽ mãi là như thế.

Có thể điện thoại Wiko sắp bán tại Việt Nam sẽ mang quốc tịch...Trung Quốc

Như đã nói qua ở trên, thương hiệu Wiko được biết đến như dòng sản phẩm smartphone giá rẻ, vì thế để đảm bảo giữ nguyên được tiêu chí và danh tiếng này của mình thì mười phần chắc chín những sản phẩm điện thoại Wiko nhập về bán tại Việt Nam sẽ là những đợt máy đã được gia công lắp ráp tại Trung Quốc, vì lẽ đó mà tôi nói rằng có thể điện thoại Wiko sắp bán tại Việt Nam sẽ mang quốc tịch Trung Quốc. Một ngày nào đó nếu bạn là người đã mua một chiếc điện thoại Wiko rồi tháo nắp lưng dở linh kiện vọc vạch bên trong cho biết mà thấy dòng chữ "Made in China" thì cũng đừng vội tức tối nhé!

Tuy nhiên, quốc tịch là một chuyện và dòng máu lẫn phẩm chất lại là một chuyện khác, cũng trong bài viết của DidongViet.vn mà tôi đã nhắc đến ở trên có nói khá rõ rằng trong điện thoại Wiko tích hợp hầu hết các công nghệ phần cứng lẫn phần mềm tiên tiến nhất hiện nay của thế giới, chip xử lý snapdragon của Quadcom, chip đồ họa của nVidia, Android OS 4.0 trở lên,...nên có thể tin tưởng được rằng dù điện thoại Wiko có được "đẻ" ra tại các nhà máy bên Trung Quốc nhưng nó vẫn mang phẩm cấp châu Âu với các tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.

Tóm lại, ở bài này tôi chỉ muốn khẳng định một điều rằng điện thoại Wiko thực sự là smartphone giá rẻ của Pháp, có thể vài đợt hàng sắp đổ về Việt Nam tới đây là nguyên bản đến từ nước Pháp hoặc cũng có thể là hàng được gia công lắp ráp tại Trung Quốc đưa sang, không rõ tương lai của thương hiệu Wiko này tại Việt Nam sẽ thế nào, thành công hay thất bại, được ưa chuộng hay cũng chỉ thoi thóp góp chân, những đánh giá chuyên môn về các chỉ số của từng dòng đời điện thoại Wiko cụ thể thì hạ hồi phân giải, chỉ có thể nói được rằng người dùng công nghệ tại Việt Nam sẽ có cơ hội trải nghiệm một xuất phẩm mang dấu ấn của xứ sở mộng mơ và thời trang châu Âu - Pháp.

Hạt Đậu Nhỏ

Philippines nghi ngại bản đồ 'đường lưỡi bò' mới của Trung Quốc

17:50 |

Không chỉ là nghi ngại mà Philippines còn tỏ ý lo lắng về bản đồ 'đường lưỡi bò' mới với 10 đoạn thay vì 9 đoạn trước đây của Trung Quốc.

Lo ngại là điều hợp lý bởi Philippines vẫn đang bị Bắc Kinh dùng nhiều chiêu trò o ép nhằm chiếm lấy vùng đặc quyền kinh tế cũng như chủ quyền của Philippines, gần nhất là bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn tức thời, xa hơn là những ký kết trước đây giữa Trung Quốc và nước này trong việc hợp tác và khai thác tài nguyên, thấy rõ ràng Philippines đã bị Trung Quốc từng bước cho vào "tròng" với khuôn mặt tươi cười và Bắc Kinh đã làm điều này từ rất lâu, blog tin tức Bồ Câu Số nhận định rằng đây thực sự là một ý đồ cực kỳ thâm hiểm.

Bản đồ 10 đoạn loan truyền trên mạng

Sáng nay trên VnExpress có bài Philippines lo Trung Quốc dùng bản đồ mới để bành trướng đưa tin và phân tích về nỗi lo này của quan chứ Philippines như sau:

Một quan chức Philippines bày tỏ mối lo ngại rằng Trung Quốc sẽ dựa vào bản đồ nước này mới phát hành để mở rộng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trên Biển Đông.

"Chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ hải quân Trung Quốc sẽ ỷ vào bản đồ mới mà cho mình có quyền đi tuần trong vùng đặc quyền kinh tế, thậm chí tiến gần hơn đến lãnh hải của Philippines", Philstar hôm nay dẫn lời cảnh báo của Roilo Golez, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines.

Đầu tuần nay, nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc phát hành một bản đồ dọc về lãnh thổ nước này, trong đó mở rộng phạm vi mà Bắc Kinh gọi là chủ quyền ra khắp Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines theo hình lưỡi bò, ôm trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

"Đường lưỡi bò", khái niệm được Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, được thể hiện bằng 10 đoạn màu đỏ thay vì 9 đoạn như trước đây.

Ông Golez lưu ý rằng "đường lưỡi bò" mới nằm sát hòn đảo Palawan của Philippines trên Biển Đông và gần như tiệm cận vùng tiếp giáp lãnh hải, tức là vùng biển mở rộng từ 12 đến 24 hải lý tính từ bờ biển Phlippines. Cựu cố vấn an ninh bày tỏ hy vọng Malaysia và Indonesia sẽ phản đối tấm bản đồ bởi "đường lưỡi bò" mới tiến gần bờ biển Malaysia và thâm nhập sâu vào vùng biển gần Indonesia.

"Bản đồ này, dù không được chính thức trình lên Liên Hợp Quốc, cũng thể hiện thái độ vô trách nhiệm, gây bất ổn cho tình hình an ninh khu vực", ông nói.

Trước đó, Bộ Ngoại giao và phủ tổng thống Philippines cũng chỉ trích Trung Quốc kịch liệt, lên án động thái vi phạm luật pháp quốc tế và thể hiện rõ tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực. "Rõ ràng những bản đồ cổ của họ không đủ tính lịch sử để chứng minh chủ quyền nên họ phải vẽ ra những bản đồ mới", phát ngôn viên tổng thống Edwin Lacierda khẳng định.

Nhà cầm quyền Trung Quốc dù có thay đổi người đứng đầu nhưng bộ máy vẫn như cũ, vẫn tiến hành những âm mưu đã lên và sắp đặt từ trước đó rất lâu, dù lại tươi cười giúp đỡ hay phát hành một cái bản đồ phi lý với vẻ mặt dửng dưng thì cả thế giới phải cẩn thận và coi chừng.

Hạt Đậu Nhỏ

Nhiều quan chức Mỹ ngờ vực Trung Quốc tại RIMPAC

17:35 |

Với việc Mỹ cho Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận chung RIMPAC lớn nhất và uy tín nhất của mình đã khiến không ít quan chức và nghị sĩ nước này hoài nghi thiện chí của Trung Quốc.

Vài nghị sĩ và quan chức Mỹ nhận định thẳng rằng Trung Quốc đang là đối thủ quân sự tiềm năng lớn của Mỹ và đặt ra câu hỏi tại sao lại mời "người bạn" châu Á đương thời này tham gia tập trận chung để nắm rõ điểm mạnh yếu của hải quân Hoa Kỳ? Đây cũng là quan điểm chung của hầu hết quan chức và nghị sĩ nước này, với blog tin tức Bồ Câu Số cũng có suy nghĩ tương tự, khó mà tin được Trung Quốc trong bất kỳ mối quan hệ nào.

 Chiến hạm Trung Quốc tại Hawaii chuẩn bị tham gia RIMPAC

Đưa tin về quan điểm nghi ngờ Bắc Kinh này thì trên VnExpress có bài Nghị sĩ Mỹ: 'Mời Trung Quốc tập trận như rước cáo đến hội gà' viết như sau:

Nhiều nghị sĩ và quan chức cấp cao Mỹ tỏ ra không tin tưởng Bắc Kinh và cho rằng việc để Trung Quốc tham gia RIMPAC, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, như "mời cáo đến dự hội thảo về gà".

"Cuộc tập trận chung chỉ nên dành cho các đồng minh, đối tác hay những quốc gia quan tâm và đóng góp tích cực đến nền an ninh khu vực", trang tin Mỹ Free Beacon hôm 25/6 dẫn lời nhận xét của hạ nghị sĩ J. Randy Forbes, thành viên Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, kiêm Chủ tịch nhóm nghị sĩ Mỹ về Trung Quốc.

"Vì thái độ hung hăng của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương gần đây, tôi cảm thấy cần thận trọng khi trao cho Trung Quốc cơ hội tham gia cuộc tập trận uy tín như vậy", ông Forbes khẳng định.

Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher, chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, có cùng suy nghĩ với ông Forbes. "Việc cho tàu chiến Trung Quốc vào vùng tập trận như thể đặt núi băng giữa Đại Tây Dương, ít ra băng còn có thể tan", ông Rohrabacher ví von. "Sao ta phải mời đối thủ tiềm năng đến ghi nhận những điểm yếu của ta?".

Rick Fisher, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc, nhận định Bắc Kinh có thể tận dụng cơ hội tham gia RIMPAC để quan sát cách hải quân Mỹ tương tác với các đồng minh trên chiến trận. Điều này đem đến lợi thế cho Trung Quốc nếu xảy ra xung đột.

Cựu quan chức tình báo Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik cho rằng quyết định để Trung Quốc dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới là thiếu khôn ngoan. "Chuyện này khiến tôi liên tưởng đến việc mời một con cáo đến dự hội thảo về bảo vệ gà".

Tàu của hải quân Trung Quốc hôm qua cập cảng Căn cứ hỗn hợp Pearl Harbor-Hickam, Hawaii, nơi diễn ra cuộc tập trận. RIMPAC 2014 diễn ra từ ngày 26/6 đến 1/8 với sự tham gia của 47 tàu, 6 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ từ 23 quốc gia.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham dự diễn tập kể từ năm 1971. Sự kiện này được các chuyên gia Trung Quốc xem là cơ hội để làm mềm mối quan hệ căng thẳng với Mỹ thời gian gần đây, bắt nguồn từ việc Bắc Kinh có nhiều hành vi hiếu chiến với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông và Hoa Đông.

"Trong cuộc tập trận này và nhiều cuộc tập trận chung về sau, Trung Quốc và Mỹ nên học hỏi lẫn nhau thay vì xem nhau như những đối thủ. Trao đổi có thể giúp tránh những sai lầm", Xu Qiyu, một nhà nghiên cứu đại học Quốc phòng Trung Quốc, nói. Tuy nhiên, dù có những tuyên bố tích cực, căng thẳng Mỹ - Trung vẫn gia tăng, đặc biệt là về vai trò các nước này ở châu Á.

Lý do đưa ra để biện dẫn cho chuyện đưa Trung Quốc tham gia cuộc tập trận nghe có vẻ thiện chí và đúng đắn, song nên nhớ rằng nhà cầm quyền Trung Quốc bấy lâu nay luôn có ý đồ sâu sa và cực nham hiểm, không ít các mối quan hệ theo kiểu hợp tác giúp đỡ từ phía Trung Quốc luôn để lại nguy cơ tiềm ẩn mà điển hình nhất là Philippines và Việt Nam đã đối mặt với hệ quả tất yếu và rõ ràng của "mối bang giao tốt" với Trung Quốc đó.

Hạt Đậu Nhỏ

Tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng bởi vấn đề biển Đông

16:38 |
Dù cố gắng giữ hòa bình và ổn định cho đất nước nhưng tốc độ tăng trưởng GDP 2014 của Việt Nam vẫn sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi vấn đề căng thẳng trên biển Đông.

Phần lớn người Việt đều rõ rằng lưu lượng hàng hóa luân chuyển ra vào thị trường Việt đa số đều bắt nguồn từ Trung Quốc, các họat động giao thương giữa hai quốc gia cũng sôi nổi nhất so với các nước khác, do đó sẽ khó tránh khỏi việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng xấu khi tranh chấp chủ quyền giữa nước ta và phía Trung Quốc ngày càng căng thẳng bởi các hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên biển Đông.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2014.

Để làm rõ hơn vấn để này, trên tờ VnExpress đã có bài báo đăng tải trong hôm nay với những phân tích của các chuyên gia kinh tế về chi tiết sự ảnh hưởng u ám kể trên, blog tin tức Bồ Câu Số xin được trích lại như sau:

...Trao đổi với báo chí bên lề buổi công bố báo cáo thường niên kinh tế năm 2014 hôm qua, ông Nguyễn Đức Thành nhận định kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay và năm tới, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Trong báo cáo mới công bố, VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 chỉ đạt 4,15 - 4,88%, thấp hơn năm 2013 cũng như mục tiêu Quốc hội đề ra. Đâu là nguyên nhân để ông và nhóm nghiên cứu đưa ra dự báo này?

- Đầu năm, chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay khoảng 5,4 - 5,5%, song vì cú sốc trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nên nhóm nghiên cứu phải tính toán lại, bởi các doanh nghiệp cũng như Chính phủ sẽ có thay đổi để thích nghi, từ đó có thể tạo ra sự suy giảm nhất định.

Có hai kịch bản được đưa ra. Một là Trung Quốc có ý đồ thực sự, gây ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam thì kinh tế trong nước sẽ ảnh hưởng lớn. Còn trong trường hợp Trung Quốc chỉ gây áp lực về chính trị, kinh tế giữa hai nước vẫn bình thường thì tăng trưởng sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp tăng trưởng kinh tế đều chỉ dưới 5%, bởi doanh nghiệp lo ngại sẽ khiến hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh suy giảm, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chúng tôi dự báo cú sốc này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế năm nay và cả năm sau.

- Vậy Việt Nam cần làm gì để hạn chế những tiêu cực nếu căng thẳng hai nước lên cao, đặc biệt khi giao thương với Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng?

- Thực ra cú sốc này là cơ hội để Việt Nam tự nhìn lại mình, rằng khi quan hệ tốt đẹp thì giao thương kinh tế với Trung Quốc trôi chảy, nhưng khi không tốt thì chúng ta mới thấy mình lệ thuộc nhiều. Do đó, Việt Nam cần có sự chuyển hướng, tăng cường khả năng sản xuất, tự cung ứng nguyên liệu và tìm các đối tác tương đương hoặc tốt hơn Trung Quốc, như các quốc gia trong khu vực ASEAN hay Hàn Quốc, một đối tác có khả năng thay thế đầu vào khá tốt hiện nay.

Trong nội bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân phải linh hoạt hơn, tìm sẵn nguồn nguyên vật liệu thay thế. Khu vực Nhà nước cũng phải có kế hoạch hỗ trợ để không phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Những việc trên hoàn toàn khả thi. Nếu không thực hiện, kinh tế Việt Nam sẽ ngay lập tức vấp phải khó khăn trong tương lai. Ví dụ, khi Việt Nam và Trung Quốc hữu hảo thì lượng khách du lịch đến rất động, nhưng bây giờ nguồn khách bị chặn đứng. Xuất khẩu gạo, cao su cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Việt Nam cũng nhập nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc vì hàng hóa, máy móc của họ giá rất rẻ, cho phép doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn. Song, việc làm này hiện nay cần phải nhìn lại. Các doanh nghiệp nên tái cơ cấu chu trình sản xuất của mình, nhập những máy móc, hàng hóa có giá trị cao hơn. Tuy vòng quay vốn sẽ kéo dài nhưng sẽ hạn chế được rủi ro, sự bất nhất và không thể dự báo được trong mối quan hệ với Trung Quốc.

- Ngoài rào cản từ mối quan hệ với Trung Quốc, theo ông Việt Nam tăng trưởng thấp còn do những yếu tố nào?

- Theo phân tích của chúng tôi, ràng buộc tăng trưởng kinh tế còn nằm ở những yếu tố như cơ sở hạ tầng, thể chế pháp lý bảo vệ nhà đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, sự phát triển của trung gian tài chính và nguồn nhân lực… Ngay cả hoạt động xuất khẩu, Việt Nam cũng phụ thuộc vào nguyên liệu thô, nếu không thay đổi, khi hội nhập chúng ta chỉ có lợi thế ban đầu nhưng sau đó những bất lợi có thể lấn át.

Việc đưa ra những ràng buộc trên cốt để thấy Việt Nam nên có định hướng rõ ràng hơn để loại bỏ những cản trở, đưa kinh tế vào quỹ đạo tăng trưởng cao hơn. Chẳng hạn như phải cải thiện, nâng cao chất lượng của hệ thống trung gian tài chính nhằm dẫn vốn cho nền kinh tế tốt hơn. Đặc biệt, thể chế và thủ tục hành chính phải hỗ trợ để giảm chi phí cho doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư.

- Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ông đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư và doanh nghiệp sẽ phải làm gì để vượt qua khó khăn?

- Môi trường đầu tư quan trọng nhất là phải bảo vệ nhà đầu tư, các thủ tục hành chính hỗ trợ cho việc kinh doanh cũng phải dễ dàng, tránh thiên vị giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Do đó, chính quyền địa phương phải cải thiện thủ tục hành chính để bảo vệ tài sản cho nhà đầu tư.

Đối với nợ xấu, theo tôi tiến trình xử lý hiện nay mới chỉ ở bước đầu là thống kê các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chưa có bước cụ thể gây dựng thị trường giải quyết số nợ này và tạo cơ hội cho các ngân hàng xây dựng một chu trình cho vay mới. Điều này có nghĩa hiện nay chưa có dòng tiền thực để mua nợ xấu, cắt bỏ nó đi hay cho phép tổ chức trong và ngoài nước mua. Do vậy, cần có thêm những công cụ xử lý nợ xấu bên cạnh việc mua bán nợ qua Công ty Quản lý tài sản VAMC.

Tín dụng hiện nay cũng không tăng được do rủi ro từ phía cầu. Bản chất doanh nghiệp có muốn vay hay không, muốn mở rộng sản xuất hay không? Nếu họ chưa có các nhu cầu trên và lãi suất còn cao so với rủi ro phải chịu thì doanh nghiệp sẽ không tiếp cận tín dụng.

Trong hoàn cảnh này, tôi đánh giá doanh nghiệp Việt Nam đang chịu tác động lớn hơn từ các điều kiện vĩ mô, do vậy cần cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ bỏ những rào cản tăng trưởng. Bản thân doanh nghiệp cũng phải linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các nguồn lực và cơ hội kinh doanh mới. Tránh việc chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi những tin đồn, cú sốc tác động tới quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Việc giảm tốc tăng trưởng GDP hiển nhiên là không thể tránh khỏi trong hoàn cảnh hiện nay, và nguồn gốc gây ra điều đáng tiếc này không ai khác là nhà cầm quyền Trung Quốc trong loạt hành động ngang ngược và phi lý trên biển Đông vài năm qua mà đỉnh điểm hiện nay là vụ giàn khoan Hải Dương 981, nhưng với sự cố gắng và xử lý khéo léo khôn ngoan từ nhà nước ta mà kinh tế vẫn ổn định và không bị trôi tuột vào một tình cảnh tồi tệ hơn thế.

Hạt Đậu Nhỏ

Một Việt Nam dũng cảm truyền cảm hứng cho Asean

00:37 |
Đây là lời của tổng thống Philippines được báo giới nước này đăng tải lại khi ngợi ca sự can đảm của Việt Nam trong việc xử lý tranh chấp trên biển Đông là đã truyền cảm hứng cho Asean, cũng như toàn bộ nhân dân các nước trong khối liên hiệp này.

Tuy đây không phải là tuyên bố chính thức của vị nguyên thủ quốc gia Philippines nhưng được ông nói ra công khai trước mọi người cho thấy thái độ thân thiện và hợp tác chặt chẽ của quốc gia này với Việt Nam. Lời nói này được thốt ra sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên tục khẳng định quan điểm cứng rắn nhưng tôn trọng giao hảo của Việt Nam, kiên quyết giữ vững chủ quyền và hòa bình trong khu vực, không chỉ ở các cuộc gặp mặt chính thức với tư cách đại diện quốc gia mà trong các bữa tiệc giao thiệp với các chính khách, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thể hiện rõ quan điểm này của nước ta, đây là điều khiến tổng thống Philippines ca ngợi Việt Nam.

Ảnh chụp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay ở Manila trong chuyến thăm Philippines

Chi tiết cũng như dẫn chứng cụ thể về những điều nói trên được báo VnExpress đăng tải vào chiều tối hôm nay 22/5 với nội dung mà blog tin tức Bồ Câu Số xin được trích lại như sau:

... Báo Philippine Star hôm qua đưa chi tiết các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề Biển Đông. Báo này cho hay Trong cuộc họp báo chung với tổng thống nước chủ nhà, Thủ tướng chỉ trích việc Trung Quốc khiêu khích, hạ đặt giàn khoan ở Biển Đông và triển khai các tàu tuần duyên, tàu hải quân bảo vệ giàn khoan sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế Việt Nam.

"Ông Dũng nhấn mạnh hành động của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, tự do đi lại ở Biển Đông", báo viết. Trong thông cáo chung, lãnh đạo hai nước nhất trí phản đối hành vi vi phạm của Trung Quốc, kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục chỉ trích mạnh mẽ.

Tại buổi tiệc tối ở đại sảnh tổng thống, Thủ tướng một lần nữa tuyên bố Trung Quốc "xâm phạm nghiêm trọng vùng biển các nước ven biển" khi hạ đặt trái phép giàn khoan 981. Báo dẫn lời ông kêu gọi Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hơn bao giờ hết cần lên tiếng trước những hành động hăm dọa của Trung Quốc.

"Hơn bao giờ hết, ASEAN và cộng đồng quốc tế cần tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ phản đối những hành động vi phạm nghiêm trọng này, đảm bảo tuân thủ nghiêm luật quốc tế, đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực vào trên thế giới", Thủ tướng nói.

Báo Philippine Daily Inquirer cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tỏ ra "quyết liệt" trong bài phát biểu. Trong khi mạng lưới truyền hình, phát thanh lớn ở Philippines GMA Network thì dẫn lời tổng thống Philippines cho rằng "sự dũng cảm và sức mạnh" mà chính phủ Việt Nam thể hiện khi bảo vệ quyền lợi của nhân dân họ là "nguồn cảm hứng" đối với nhân dân ASEAN.

GMA Network cho biết tuy ông Aquino không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, Tổng thống Philippines nói ông và Thủ tướng Việt Nam đã thảo luận về cách hai nước cải thiện năng lực phòng thủ và "khả năng tương tác khi giải quyết những thách thức an ninh"...

Hiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang thăm Philippines theo lời mời chính thức từ ông Aquino là tổng thống của nước bạn kết hợp tham dự dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á năm 2014. Về việc truyền cảm hứng cho nhân dân các nước Asean thì đây không phải lần đầu Việt Nam làm được điều này, trước đây trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ nước ta cũng đã làm được điều tương tự với tiếng vang lớn hơn và ảnh hưởng sâu rộng hơn, những thành quả đáng tự hào khi được nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ và khen tặng.

Hạt Đậu Nhỏ - bocauso.com

Lừa nữ sinh cấp 3 bán qua Trung Quốc làm gái mại dâm

22:44 |

Dùng lời lẽ ngon ngọt thuyết phục nhiều nữ sinh cấp 3 bỏ học sang Trung Quốc kiếm tiền với mức lương 30-40 triệu đồng một tháng, thực chất là bán làm gái mại dâm.

Hai đối tượng lừa bán nữ sinh sang Trung Quốc

Ngày 11/6, Công an tỉnh Hà Giang khởi tố vụ án rúng động phố núi này. Hai người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi mua bán người là Nguyễn Quỳnh Hương (26 tuổi) và Đặng Thị Mai A (16 tuổi, trú tại TP Hà Giang).

Kết quả điều tra cho hay, tháng 2, Hương sang Trung Quốc bán dâm và yêu một người đàn ông địa phương. Do làm ăn thua lỗ, anh ta bàn với Hương về Việt Nam tìm phụ nữ trẻ đưa qua biên giới bán kiếm tiền. Kế hoạch được Hương đồng ý.

Đầu tháng 5, Hương về nước, sau đó lần mò đến các cổng trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Giang tìm "con mồi". Gặp các nữ sinh, Hương thuyết phục họ bỏ học sang Trung Quốc, hứa hẹn họ có thể kiếm tiền bằng việc phụ giúp bán hàng với mức lương lên đến 30-40 triệu đồng một tháng.

Tiếp đó, Hương gặp Mai A - cô gái con nhà nghèo nhưng ham chơi, đua đòi. Hương đặt vấn đề với Mai A, nhờ tìm các thiếu nữ đẹp, đưa sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Mai A sẽ được trả công 2 triệu đồng một người.

Hai đối tượng này đã lừa trót lọt hai nữ sinh đưa sang Trung Quốc bán dâm. Ngày 31/5, khi Hương và Mai A đang chuẩn bị đưa tiếp 4 người nữa thì bị lực lượng chức năng phát hiện.

Nhà chức trách đang kết hợp với lực lượng an ninh của Trung Quốc giải cứu các nạn nhân trong vụ án.

Theo Gia đình và Xã hội