3 cách chọn bàn làm việc gỗ công nghiệp theo chất liệu bề mặt

09:34 |

 Đề có được chiếc bàn làm việc gỗ công nghiệp ngoài việc lựa chọn bàn chất lượng thì phải phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bạn nên biết cách chọn bàn làm việc theo chất liệu bề mặt phù hợp với mình.

Cách chọn bàn làm việc gỗ công nghiệp theo chất liệu bề mặt
Cách chọn bàn làm việc gỗ công nghiệp theo chất liệu bề mặt
Nguồn: Interet

Hiện nay có 3 mẫu bàn làm việc gỗ công nghiệp với 3 bề mặt gồm:
  • Laminate
  • Melamine
  • Veneer

Đây là 3 chất liệu bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến. Chúng dần thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên đang dần bị khan hiếm. Dưới đây là 3 cách lựa chọn bàn làm việc theo chất liệu bề mặt sản phẩm để đảm bảo tính công năng và thẩm mĩ cao.


Bàn làm việc gỗ công nghiệp bề mặt chất liệu Melamine


Melamine là chất liệu phổ biến được sử dụng ở rất nhiều văn phòng hiện đại. Đây là loại chất liệu được đánh giá là chất liệu bình dân được sử dụng để sản xuất bàn nhân viên, bàn họp văn phòng,... với mức giá cả phải chăng.

Bề mặt Melamine
Bề mặt Melamine
Nguồn: Interet

Cấu tạo của bàn làm việc Melamine thường là gỗ công nghiệp: MFC, HDF, MDF phủ lớp Melamine bên ngoài. Đây là loại bàn có kích thước tiêu chuẩn gồm 1m2,1m4, 1m6...Tùy vào diện tích mà khách hàng sẽ lựa chọn bàn làm việc có kích thước cho phù hợp.


Ưu điểm của bàn phủ Melamine


  • Độ bền cao
  • Lau chùi, vệ sinh dễ dàng, nhanh chóng
  • Màu sắc đa dạng, phong phú
  • Ngoại hình bắt mắt, sang trọng
  • Giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều doanh nghiệp
Bàn nhân viên AT120SHL3DF
Bàn nhân viên AT120SHL3DF
Nguồn: Hòa Phát nội thất

Nhược điểm của bàn làm việc gỗ công nghiệp Melamine


  • Khả năng chống ẩm kém hơn so với gỗ tự nhiên
  • Khả năng chống va đập, chống thấm nước và chống trầy xước không tốt bằng gỗ tự nhiên
  • Do lớp keo dán trên bề mặt khả năng bảo vệ có hạn, nên trong quá trình vận chuyển sử dụng không cẩn thận dễ khiến mặt bàn trầy xước, làm giảm tuổi thọ và mất đi vẻ đẹp thẩm mĩ.

Bàn làm việc gỗ công nghiệp phủ Melamine với màu sắc vân gỗ sang trọng kết hợp với kiểu ghế chân xoay mang lại sự tiện dụng làm nổi bật nét hiện đại cho văn phòng làm việc.


Bàn làm việc gỗ công nghiệp phủ Laminate


Laminate được đánh giá là chất liệu bề mặt cao cấp mang nhiều ưu điểm nổi bật so với bề mặt Melamine. Đặc biệt, với tính uốn cong nổi bật giúp cho bàn làm việc bề mặt Laminate có được những đường cong bo tròn mềm mại, duyên dáng.

Cấu tạo của gỗ công nghiệp Laminate
Cấu tạo của gỗ công nghiệp Laminate
Nguồn: Hòa Phát nội thất

Đây là một ưu điểm vượt trội mà không phải sản phẩm nào cũng có được. Vì thế, bàn làm việc phủ Laminate được thiết kế mang kiểu dáng và màu sắc rất khác với những sản phẩm còn lại.Thiết kế bàn Laminate thường thiên về sự trang nhã, độc đáo, tinh tế. Với khối hộp vuông vắn được điểm nét vào các nét bo tròn cạnh bàn cùng với cách trang trí hình chữ nhật lồng vào nhau trên nền trắng xám tạo cảm giác huyền bí, uy nghiêm.

Bàn làm việc gỗ công nghiệp bề mặt phủ Laminate thường được sử dụng để sản xuất bàn làm việc giám đốc nhiều hơn, bàn phòng họp so với bàn nhân viên.


Ưu điểm


  • Màu sắc đa dạng, bề mặt phong phú
  • Bền màu, không bị phai màu hay thấm nước trong quá trình sử dụng
  • Chịu được lực va đập khá tốt
  • Khả năng chống trầy xước, chịu nước, chịu nhiệt. Khả năng chống mối mọt, ẩm mốc tốt
  • Bề mặt sáng bóng hiện đại. Chúng mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ ấn tượng cho không gian
  • Dễ dàng lau chùi, vệ sinh

Những mẫu bàn giám đốc gỗ công nghiệp Laminate
Những mẫu bàn giám đốc gỗ công nghiệp Laminate
Nguồn: Hòa Phát nội thất


Nhược điểm


  • Bề mặt Laminate khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ
  • Không phù hợp với không gian văn phòng được thiết kế theo phong cách cổ điển và tân cổ điển

Bàn làm việc gỗ công nghiệp bề mặt Veneer


Bề mặt Veneer là loại gỗ được dát mỏng từ gỗ tự nhiên. Qua quá trình sản xuất với nhiều công đoạn tạo thành sản phẩm Veneer mang vẻ đẹp của gỗ tự nhiên. Rất nhiều mẫu bàn giám đốc Hòa Phát gỗ Veneer bị nhầm lẫn là bàn gỗ tự nhiên. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này bởi trông chúng rất giống gỗ tự nhiên.

Bàn giám đốc gỗ công nghiệp bề mặt Veneer
Những mẫu bàn giám đốc gỗ công nghiệp Laminate
Nguồn: Hòa Phát nội thất


Ưu điểm của bề mặt Veneer


  • Bề mặt gỗ có nhiều dạng khác nhau rất đẹp và bền
  • Ngoại hình sang trọng, đường vân đa dạng mang lại vẻ đẹp đẳng cấp quyền lực cho không gian
  • Khả năng chống ẩm mốc tốt
  • Dễ dàng vệ sinh

Nhược điểm của chất liệu bề mặt Veneer


  • Giá thành cao hơn so với các loại chất liệu bề mặt khác
  • Mặt bàn dễ bị trầy xước, khả năng chống thấm nước thấp hơn
  • Tình trạng nứt vỡ khi di chuyển nhiều….

Trên đây là những chia sẻ của bàn làm việc gỗ công nghiệp với 3 chất liệu bề mặt phổ biến. Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chọn được mẫu bàn làm việc theo chất liệu bề mặt phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn cần được tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 028.3727.1111 hoặc truy cập vào Website hoaphatnoithat.vn.