Khắp nơi trên toàn thế giới đều biết đến thương hiệu điện thoại Samsung của Hàn Quốc, nhưng mấy ai rõ cái giá kinh khủng mà nhân lực hãng này phải trả cho thành công rực rỡ đó?
Hiện nay sau iPhone của Apple thì điện thoại Samsung là thiết bị di động được sử dụng nhiều và có thương hiệu mạnh nhất thế giới, đây là thành quả rất nhiều năm phấn đấu của trên dưới tập đoàn điện tử Samsung chứ không riêng gì nhánh hãng điện thoại Samsung, còn phải tính từ căn cơ gốc rể hình thành từng bước một từ rất lâu rồi, chính xác là vào năm 1938. Để có được vị thế như ngày hôm nay, cam đoan một điều rằng Samsung đã bỏ ra rất nhiều và rất nhiều mồ hôi và nước mắt, có khi cả xương máu nữa.
Chẳng khó khăn mấy để nhìn thấy dòng chữ Samsung đâu đó trên đường phố các nước, điện thoại Samsung càng phổ biến hơn khi dễ bắt gặp trên tay của rất nhiều người qua lại.
Khi thấy một ai phất lên nhanh chóng như thành đại gia, thành người nổi tiếng, có quyền thế,...tâm lý chung của mọi người đều rất khâm phục và khao khát cũng được như họ, thành công càng khủng sự thèm muốn càng cao, đó như một điều hiển nhiên. Đối với hãng điện thoại Samsung cũng không ngoại lệ, sau bốn năm phát triển dòng smartphone cao cấp là Galaxy S series thì thương hiệu điện thoại Samsung thật sự đã trở thành một định nghĩa riêng trong tâm trí bất kỳ người nào biết đến công nghệ, iPhone của Apple cũng phải chịu lép đôi lần, và hiển nhiên chúng ta cũng trầm trồ khen ngợi và khâm phục sát đất những gì mà hãng điện thoại Samsung đã làm được, qua bài
4 năm tiến thần tốc của điện thoại Samsung Galaxy S series sẽ càng thấy thần tượng hơn nữa cái tên Samsung của Hàn Quốc này, nhưng cái giá phải trả cho thành công đó ít ai biết đến và chắc chắn sẽ rùng mình không kém khi thấu hiểu về chúng là như thế nào.
Hãng điện thoại Samsung và cái giá lao động của con người
Chỉ tính ở hiện tại qua cơ chế làm việc của toàn thể nhân lực trên dưới hãng điện thoại Samsung cũng đã thấy phải đánh đổi rất nhiều thứ mà vốn dĩ cuộc sống bình thường có được như tự do vui chơi giải trí theo cách mình muốn, ở nơi mình thích, vào lúc mình tiện, giao thiệp thoải mái, nói chuyện vui vẻ với bất cứ ai mà mình cảm thấy hợp,...vì sao lại nói như thế? Vậy bạn có biết rằng:
- Những nhân viên nghiên cứu đang làm việc trong những dự án quan trọng thuộc hàng tối mật của hãng điện thoại Samsung phải sống ở những căn hộ đặc biệt của Samsung cấp, nằm gần nhiệm sở, như thế nghĩa là lọt trọn trong khu vực chuyên biệt của hãng có đội tuần tra chuyên nghiệp hành quân kiểm soát liên tục chung quanh nhằm chống lại sự xâm nhập của gián điệp và kẻ ăn cắp thông tin công nghiệp. Bên cạnh đó, cuộc sống của những nhân viên nghiên cứu này trong hãng điện thoại Samsung chẳng khác ở tù là mấy bởi họ bị cấm tuyệt đối chuyện tiếp xúc với người khác, kể cả với người thân trong gia đình, nói cho đúng là còn khắt khe hơn cả trong tù vì phạm nhân còn được thăm nuôi, một khi dự án còn đang tiến hành thì "thiết quân luật" như thế vẫn được duy trì nghiêm mật.
- Chăm sóc kỹ cho chỗ làm: lại một điểm nữa cho thấy quy định nghiêm khắc tại tổng hành dinh hãng điện thoại Samsung, đó là vào buổi chiều ngày thứ sáu, khi tiếng nhạc đồng loạt vang lên qua loa phóng thanh, tất cả các nhân viên phát triển công nghệ đều đứng lên, cầm lấy giẻ lau và tự làm vệ sinh quanh chỗ ngồi của mình, lý do rất đơn giản, đó là tư duy trách nhiệm cao đối với những gì thuộc về mình, một điều mang tính bắt buộc với các nhân viên này của hãng điện thoại Samsung nói riêng và tập đoàn điện tử Samsung nói chung.
- Giờ làm thực và quy định bất thành văn về việc giao tiếp sau khi tan sở: trên hợp đồng ghi rất rõ tuần làm việc 40 giờ, nhưng trên thực tế con số này là gấp đôi. Ngày thứ bảy tưởng chừng được nghỉ theo quy định chung của luật lao động, song các nhân viên vẫn phải làm việc dù trong chính thức không bắt buộc, nếu nghỉ phải tự nguyện báo cáo với cấp trên. Theo như một số kỹ sư kể lại, họ chỉ có chừng 5 giờ đồng hồ một ngày cho cả việc nghỉ ngơi ăn uống và vệ sinh, đây là chuyện rất thường xuyên, bàn làm việc gần như biến thành một căn nhà nhỏ để ngủ nghỉ tại chỗ của họ. Sau giờ hành chính, gần như không có sự tự do hoạt động nào, trích lại lời một vị giám đốc hãng điện thoại Samsung đã nói như sau: “Lòng trung thành là quan trọng. Để thể hiện lòng trung thành của mình, cứ mỗi sáng, đúng 8 giờ là nhân viên phải có mặt. Đồng thời, gần như là một nghĩa vụ, tối tối các đồng nghiệp phải ngồi uống cùng nhau. Uống gì thì không quan trọng, miễn là ngồi với nhau. Và thường thì sau đó, cũng cỡ 8 giờ, mỗi người lại đặt một cái gối lên bàn làm việc của mình"
Tác phong làm việc tại Samsung mang tính công nghiệp cao và quy định cũng cực kỳ khắt khe, đề cao trách nhiệm.
Phía trên chỉ là những điều được tiết lộ với bên ngoài, còn những quy định ngầm nào nữa dành cho các nhân viên quan trọng và kỹ sư cốt cán của hãng điện thoại Samsung hay không thì không rõ. Ngoài ra, xin lưu ý rằng thực tế làm việc này được lấy từ hãng điện thoại Samsung, xét theo quy mô toàn tập đoàn có lẽ cũng được áp dụng tương tự, qua đó cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao Samsung có được những thành quá kinh khủng đến như vậy khi nhân lực của họ đã bỏ ra công sức nhiều và gian khổ đến sợ hãi như thế. Điều an ủi là Samsung cũng trả công không bạc cho nhân viên mình, lương và thưởng tính theo quý và xét duyệt cũng rất nhanh, công bằng, bởi cái giá của lòng trung thành bên trong đó không hề rẻ.
Những cái giá đắt đỏ ít ai chịu chi, nhưng với hãng điện thoại Samsung thì khác
Xây dựng thương hiệu là một con đường dài và cực kỳ hao tốn chi phí, nếu nói đến những tấm gương sẵn sàng đầu tư bằng mọi giá cho việc xây dựng thương hiệu thì không thể bỏ qua hãng điện thoại Samsung nếu không muốn nói Samsung là ghê gớm trong khoản này.
Cụ thể trong lịch sử phát triển các sản phẩm điện tử, chủ tịch Lee Kun Hee của Samsung đã thực hiện một chuyện mang dấu ấn khó phai trên bước đường phát triển điện thoại Samsung, xin trích dẫn lại câu chuyện đó từ bài
Đế chế Samsung và câu chuyện hóa rồng như cổ tích vơi chi tiết như sau:
"...
Tháng 11/1993, khi Samsung cho ra đời mẫu SH-700, Lee Kun Hee đã rất tự hào đem một số máy đi làm quà tặng năm mới. Khi Lee biết rằng 1 số máy mình tặng bị hỏng khi vừa ra khỏi hộp, ông yêu cầu nhân viên dưới quyền tập trung tất cả 150 ngàn máy SH-700 trong kho thành 1 đống, triệu tập hơn 2000 nhân viên Samsung đến và đốt tất cả đống sản phẩm lỗi. Khi lửa tắt, máy ủi được điều đến cày xới tan nát phần còn lại. “Nếu các anh tiếp tục làm ra những sản phẩm chất lượng kém, tôi sẽ quay lại và làm y như vừa nãy“.
Tháng 5/2012, 3 tuần trước khi Galaxy S3 lên kệ, có người phàn nàn rằng chất lượng lớp sơn ở sản phẩm sắp bán không đẹp được như sản phẩm mẫu. Sau khi điều tra rằng lời phàn nàn này là đúng sự thực “phần vân xước không được mịn như hàng mẫu”, 100 ngàn ốp lưng Galaxy S3 đang ở trong kho và cả hàng chờ xuất ở sân bay bị lôi ra tiêu hủy và thay thế..."
Hình ảnh vị chủ tịch Lee Kun Hee của Samsung, một huyền thoại trong lịch sử phát triển tập đoàn.
Ở thời điểm này, có lẽ chúng ta từng nghe qua vài lần chuyện hãng này tập đoàn kia thu hồi sản phẩm lỗi trên phạm vi toàn cầu và gửi lời xin lỗi đến khách hàng, những trường hợp như vậy ít khi xảy ra nhưng cũng chẳng phải hiếm, có điều đem hết những sản phẩm lỗi đó đi tiêu hủy hoàn toàn thì quả tình không thấy nói hay thực hiện, phần nhiều sẽ được tháo rời và tái sản xuất, hành động như hãng điện thoại Samsung từng làm bởi quyết định của chủ tịch Lee Kun Hee có lẽ cũng chỉ mỗi Samsung dám thực hiện.
Nghe có vẻ hoang phí và quá khoa trương, song nên nhớ rằng Samsung đang trên con đường vất vả để xây dựng uy tín và thương hiệu ra toàn cầu, không chỉ cho thế giới biết chất lượng điện thoại Samsung được hãng coi trọng đến mức nào mà còn là bài học cực kỳ nặng nề và cũng rất hiệu quả để cải biến mạnh mẽ tư duy của toàn thể trên dưới nhân viên của Samsung lúc bấy giờ, có thể đọc lại bài
Đế chế Samsung và câu chuyện hóa rồng như cổ tích mà tôi đã dẫn ra ở phía trên để hiểu rõ hơn. Những chiếc máy bị thiêu hủy trong câu chuyện vừa kể có tổng trị giá cỡ 50 triệu USD và vào thời bấy giờ đây là một con số cực kỳ lớn, mà cả ở thời nay đấy cũng đã là một gia tài kết xù, coi như đó là chi phí phải trả cho việc xây dựng chất lượng và thương hiệu của Samsung, một khoản "đầu tư lạ" không phải tập đoàn nào cũng dám trả.
Khoản đầu tư quảng bá chính thống cho điện thoại Samsung tuyệt không thấp hơn đối thủ
Chẳng những thế mà còn trội hơn đáng kể so với các hãng đối thủ, bao gồm cả Apple. Nếu ai đã từng tìm hiểu về lịch sử phát triển và đi lên của thương hiệu điện thoại iPhone do Apple sản xuất sẽ biết rằng hãng công nghệ Hoa Kỳ này không mạnh tay chi dùng cho khâu quảng cáo sản phẩm của họ theo kiểu ồ ạt như Samsung, ưu tiên tập trung vào cách thức tinh yếu chi ít được nhiều, đặt nặng ý tưởng hơn, thương hiệu sản phẩm của Apple phát triển ở lối ngầm thông qua các hoạt động đặc biệt và mang nhiều ẩn ý hơn là trực tiếp trình diễn với quy mô toàn cầu, đây dường như là sở trường và sân chơi mà Apple đã làm chủ từ lâu nên điện thoại Samsung khó có thể dùng cùng một kiểu chiến lược quảng bá giống như thế này, nhất là trên đất Mỹ nơi họ bị kém lợi thế ở nhiều mặt.
Quảng cáo thông thường của Samsung cho Note 3 Gear nhưng vẫn mang tính chuyên nghiệp cao.
Cũng vì lý do trên nên điện thoại Samsung đã tập trung tiến công và chiếm lĩnh thị trường châu Á và châu Âu trước, nhất là phương Đông huyền bí. Trong cách nhìn của hầu hết người châu Á, những gì trực tiếp và dễ thấy thì cũng dễ tiếp thu hơn, nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần thì hiệu quả ghi nhớ càng cao, nhưng cách nói ẩn ý rất ít được coi trọng hay nhận biết được, hệ nhận thức này lại rất phù hợp với cách thức quảng bá rầm rộ ồ ạt từ ngày này qua tháng nọ mà ta đã và vẫn thấy hãng điện thoại Samsung đang áp dụng ở Việt Nam lẫn nhiều nước lân cận. Nhược điểm trong cách làm này là cực kỳ hao tốn tiền của, nhưng gần như là bắt buộc phải thực hiện ở thị trường phương Đông, không chỉ riêng hãng điện thoại Samsung mà nhiều tên tuổi khác như HTC, LG, Sony, Nokia cho tới những hãng đến từ Trung Quốc như Oppo cũng đang tiến hành.
Trong môi trường marketing kiểu châu Á đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy Samsung là hiện diện thường xuyên nhất, có mặt hầu như ở khắp nơi và ở mọi lúc, được nói đến nhiều nhất vẫn là phân vùng sản phẩm điện thoại Samsung mà Galaxy S series được ưu ái nâng lên cao hơn cả. Nếu sử dụng quảng cáo trên truyền hình thì số tiền phải trả sẽ tăng theo đơn vị triệu đồng qua từng giây trình chiếu, tùy theo kênh và chương trình có lượng khán giả xem đài là bao nhiêu mà chi phí sẽ khác nhau, ở một gameshow ăn khách thì con số sẽ đội lên hàng trăm triệu cho một lần quảng cáo trong vài giây ngắn ngủi, rồi hãy nhớ xem có chương trình nào mà thương hiệu điện thoại Samsung không xuất hiện ở góc này hay cách nọ? Hầu như Samsung chưa từng "ngán" một nơi nào để có thể xuất hiện thường xuyên trước mặt công chúng, và hãy tưởng tưởng hãng điện thoại này làm điều đó trong suốt nhiều năm trời tại rất nhiều quốc theo mọi cách có thể.
Quảng cáo kinh điển và cực kỳ hao tiền mà Samsung dành cho sản phẩm điện thoại của mình khi mời một "biệt đội" toàn sao chói nhất bầu trời bóng đá thế giới tham gia.
Samsung mời được cả Messi và Ronaldo quảng cáo cho mình.
Từ trước tới nay, Samsung vẫn luôn được biết là rất mạnh tay cho mảng marketing, liên tục bạo chi cho khâu quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm mà trong đó việc PR điện thoại Samsung Galaxy S series là được đẩy mạnh nhất. Gần đây nổi bật với việc hãng Samsung tuyển được một "biệt đội giải cứu hành tinh" toàn những ngôi sao đắt giá của làng bóng đá thế giới như Ronaldo, Messi,...trong chiến dịch quảng cáo quy mô cực kỳ khủng khiếp của mình, một bước đi bỏ xa các đối thủ khác về khoản xây dựng thương hiệu và tăng độ nhận diện.
Mức giá khủng khiếp của "tuyệt kỹ PR" được dùng cho thương hiệu điện thoại Samsung lẫn tên tuổi tập đoàn Samsung
Muốn hơn người phải dựa vào sở trường khắc biệt làm ưu thế, muốn vượt trội nhanh chóng phải có hành động phi thường cùng một thời cơ thích hợp, Samsung đã làm tốt cả hai điểm này trên con đường phát triển thương hiệu của tập đoàn lẫn sản phẩm điện thoại Samsung mà họ đang rất ưu ái đầu tư thành mũi nhọn. Điều tôi muốn nói đến ở đây là một chiến lược cực kỳ đặc biệt và cũng rất nguy hiểm mà Samsung đã áp dụng suốt nhiều năm nay, giúp cho tên tuổi Samsung vượt lên dẫn đầu đoàn đua, ngang hàng với Apple nhanh đến chóng mặt và cũng đầy bất ngờ, đơn giản chỉ với một từ duy nhất: "kiện".
Kiện cáo thông thường gây thiệt hại hoặc đẹp nhất là lấy lại được những gì vốn phải thuộc về mình với một cái giá đáng kể, song những vụ kiện giữa Apple và Samsung suốt hơn ba năm vừa qua lại đem đến cho Samsung một lợi ích bất ngờ về mặt thương hiệu, đó là trong tâm lý người dùng công nghệ dần dần định hình một nhận định rằng Samsung đứng ngang hàng với Apple, đối thủ xứng tầm và là đối tác bằng vai phải lứa cùng nhau, trong khi chỉ mới chừng hai năm trước Apple vẫn giữ vị trí độc tôn trong làng công nghệ thế giới với iPhone và iPad, còn Samsung chỉ là kẻ vô danh mới nổi bằng loạt điện thoại Samsung Galaxy S series, có ai ngờ?
Apple và Samsung liên tục đưa nhau ra tòa.
Như trong bài
Chiêu PR ‘độc’ giúp điện thoại Samsung chói sáng đã chỉ ra và phân tích rất rõ về chiến lược độc đáo này của Samsung, sở dĩ nói là chiến lược vì tập đoàn Hàn Quốc này không ngại kiện ngược trở lại Apple với rất nhiều lý do khác nhau trong bấy nhiêu năm trời với án phí lẫn tiền bồi thường cao chất chồng qua từng vụ, chúng đều là những con số khiến người ta phải giật mình. Ban đầu, không ai dám chắc được vụ kiện đầu tiên có nằm trong kế hoạch của Samsung hay không, nhưng dễ dàng khẳng định được các vụ tố tụng qua lại liên tiếp sau đó đều có ẩn ý của tập đoàn Hàn Quốc này và kết quả là tại thời điểm này quá nửa số dân công nghệ cho rằng điện thoại Samsung Galaxy series so với iPhone của Apple như "kẻ tám lạng, người nửa cân", "một chín một mười" san sát nhau khó nói rõ ai hơn ai.
Dù vậy, theo bài viết vừa giới thiệu ở trên thì chiến lược dùng kiện cáo tố tụng để PR cho tên tuổi Samsung cũng là một con dao hai lưỡi dễ dàng "hạ sát" thương hiệu Samsung bất cứ lúc nào nếu hãng này sơ xẩy trong các bước đi, lúc đó có thể cái gọi là điện thoại Samsung sẽ biến mất khỏi chiến trường smartphone, thương hiệu là tất cả. Tuy nhiên, Samsung đã rất khôn khéo tận dụng từng vụ kiện kết hợp với những chiến lược sản xuất, quảng bá, khuyến mãi,hậu mãi,...để qua mỗi vụ kiện tên tuổi Samsung và điện thoại Galaxy S series của hãng đều được củng cố và nâng tầm hơn nữa.
Cuộc chiến cấp...hành tinh giữa Samsung và Apple vẫn chưa đến hồi kết.
Nếu sai sót trong chiến lược PR kể trên, Samsung sẽ phải trả cái giá rất đắt khi thương hiệu bị đánh sập, thành một kẻ ăn cắp công nghệ, đạo ý tưởng không hơn không kém; trong trường hợp thành công mà hiện nay đang được thấy là đúng như vậy thì số tiền mà Samsung đã bỏ ra để duy trì qua nhiều vụ tố tụng cũng cực kỳ khủng khiếp, hàng trăm triệu USD là rất bình thường ở những vụ kiện đẳng cấp quốc tế thế này; tất cả gộp lại thành một cái giá mà bất kỳ hãng điện tử nào trên thế giới cũng phải ngao ngán nếu không muốn nói là sợ hãi và không có gan để thực hiện.
Thanh Thái