Home
» biển Đông
» Kinh tế
» Nguyễn Đức Thành
» tăng trưởng GDP
» Trung Quốc
» Tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng bởi vấn đề biển Đông
Tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng bởi vấn đề biển Đông
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Dù cố gắng giữ hòa bình và ổn định cho đất nước nhưng tốc độ tăng trưởng GDP 2014 của Việt Nam vẫn sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi vấn đề căng thẳng trên biển Đông.
Phần lớn người Việt đều rõ rằng lưu lượng hàng hóa luân chuyển ra vào thị trường Việt đa số đều bắt nguồn từ Trung Quốc, các họat động giao thương giữa hai quốc gia cũng sôi nổi nhất so với các nước khác, do đó sẽ khó tránh khỏi việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng xấu khi tranh chấp chủ quyền giữa nước ta và phía Trung Quốc ngày càng căng thẳng bởi các hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên biển Đông.
Để làm rõ hơn vấn để này, trên tờ VnExpress đã có bài báo đăng tải trong hôm nay với những phân tích của các chuyên gia kinh tế về chi tiết sự ảnh hưởng u ám kể trên, blog tin tức Bồ Câu Số xin được trích lại như sau:
...Trao đổi với báo chí bên lề buổi công bố báo cáo thường niên kinh tế năm 2014 hôm qua, ông Nguyễn Đức Thành nhận định kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay và năm tới, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Trong báo cáo mới công bố, VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 chỉ đạt 4,15 - 4,88%, thấp hơn năm 2013 cũng như mục tiêu Quốc hội đề ra. Đâu là nguyên nhân để ông và nhóm nghiên cứu đưa ra dự báo này?
- Đầu năm, chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay khoảng 5,4 - 5,5%, song vì cú sốc trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nên nhóm nghiên cứu phải tính toán lại, bởi các doanh nghiệp cũng như Chính phủ sẽ có thay đổi để thích nghi, từ đó có thể tạo ra sự suy giảm nhất định.
Có hai kịch bản được đưa ra. Một là Trung Quốc có ý đồ thực sự, gây ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam thì kinh tế trong nước sẽ ảnh hưởng lớn. Còn trong trường hợp Trung Quốc chỉ gây áp lực về chính trị, kinh tế giữa hai nước vẫn bình thường thì tăng trưởng sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp tăng trưởng kinh tế đều chỉ dưới 5%, bởi doanh nghiệp lo ngại sẽ khiến hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh suy giảm, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chúng tôi dự báo cú sốc này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế năm nay và cả năm sau.
- Vậy Việt Nam cần làm gì để hạn chế những tiêu cực nếu căng thẳng hai nước lên cao, đặc biệt khi giao thương với Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng?
- Thực ra cú sốc này là cơ hội để Việt Nam tự nhìn lại mình, rằng khi quan hệ tốt đẹp thì giao thương kinh tế với Trung Quốc trôi chảy, nhưng khi không tốt thì chúng ta mới thấy mình lệ thuộc nhiều. Do đó, Việt Nam cần có sự chuyển hướng, tăng cường khả năng sản xuất, tự cung ứng nguyên liệu và tìm các đối tác tương đương hoặc tốt hơn Trung Quốc, như các quốc gia trong khu vực ASEAN hay Hàn Quốc, một đối tác có khả năng thay thế đầu vào khá tốt hiện nay.
Trong nội bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân phải linh hoạt hơn, tìm sẵn nguồn nguyên vật liệu thay thế. Khu vực Nhà nước cũng phải có kế hoạch hỗ trợ để không phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Những việc trên hoàn toàn khả thi. Nếu không thực hiện, kinh tế Việt Nam sẽ ngay lập tức vấp phải khó khăn trong tương lai. Ví dụ, khi Việt Nam và Trung Quốc hữu hảo thì lượng khách du lịch đến rất động, nhưng bây giờ nguồn khách bị chặn đứng. Xuất khẩu gạo, cao su cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Việt Nam cũng nhập nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc vì hàng hóa, máy móc của họ giá rất rẻ, cho phép doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn. Song, việc làm này hiện nay cần phải nhìn lại. Các doanh nghiệp nên tái cơ cấu chu trình sản xuất của mình, nhập những máy móc, hàng hóa có giá trị cao hơn. Tuy vòng quay vốn sẽ kéo dài nhưng sẽ hạn chế được rủi ro, sự bất nhất và không thể dự báo được trong mối quan hệ với Trung Quốc.
- Ngoài rào cản từ mối quan hệ với Trung Quốc, theo ông Việt Nam tăng trưởng thấp còn do những yếu tố nào?
- Theo phân tích của chúng tôi, ràng buộc tăng trưởng kinh tế còn nằm ở những yếu tố như cơ sở hạ tầng, thể chế pháp lý bảo vệ nhà đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, sự phát triển của trung gian tài chính và nguồn nhân lực… Ngay cả hoạt động xuất khẩu, Việt Nam cũng phụ thuộc vào nguyên liệu thô, nếu không thay đổi, khi hội nhập chúng ta chỉ có lợi thế ban đầu nhưng sau đó những bất lợi có thể lấn át.
Việc đưa ra những ràng buộc trên cốt để thấy Việt Nam nên có định hướng rõ ràng hơn để loại bỏ những cản trở, đưa kinh tế vào quỹ đạo tăng trưởng cao hơn. Chẳng hạn như phải cải thiện, nâng cao chất lượng của hệ thống trung gian tài chính nhằm dẫn vốn cho nền kinh tế tốt hơn. Đặc biệt, thể chế và thủ tục hành chính phải hỗ trợ để giảm chi phí cho doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư.
- Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ông đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư và doanh nghiệp sẽ phải làm gì để vượt qua khó khăn?
- Môi trường đầu tư quan trọng nhất là phải bảo vệ nhà đầu tư, các thủ tục hành chính hỗ trợ cho việc kinh doanh cũng phải dễ dàng, tránh thiên vị giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Do đó, chính quyền địa phương phải cải thiện thủ tục hành chính để bảo vệ tài sản cho nhà đầu tư.
Đối với nợ xấu, theo tôi tiến trình xử lý hiện nay mới chỉ ở bước đầu là thống kê các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chưa có bước cụ thể gây dựng thị trường giải quyết số nợ này và tạo cơ hội cho các ngân hàng xây dựng một chu trình cho vay mới. Điều này có nghĩa hiện nay chưa có dòng tiền thực để mua nợ xấu, cắt bỏ nó đi hay cho phép tổ chức trong và ngoài nước mua. Do vậy, cần có thêm những công cụ xử lý nợ xấu bên cạnh việc mua bán nợ qua Công ty Quản lý tài sản VAMC.
Tín dụng hiện nay cũng không tăng được do rủi ro từ phía cầu. Bản chất doanh nghiệp có muốn vay hay không, muốn mở rộng sản xuất hay không? Nếu họ chưa có các nhu cầu trên và lãi suất còn cao so với rủi ro phải chịu thì doanh nghiệp sẽ không tiếp cận tín dụng.
Trong hoàn cảnh này, tôi đánh giá doanh nghiệp Việt Nam đang chịu tác động lớn hơn từ các điều kiện vĩ mô, do vậy cần cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ bỏ những rào cản tăng trưởng. Bản thân doanh nghiệp cũng phải linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các nguồn lực và cơ hội kinh doanh mới. Tránh việc chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi những tin đồn, cú sốc tác động tới quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Việc giảm tốc tăng trưởng GDP hiển nhiên là không thể tránh khỏi trong hoàn cảnh hiện nay, và nguồn gốc gây ra điều đáng tiếc này không ai khác là nhà cầm quyền Trung Quốc trong loạt hành động ngang ngược và phi lý trên biển Đông vài năm qua mà đỉnh điểm hiện nay là vụ giàn khoan Hải Dương 981, nhưng với sự cố gắng và xử lý khéo léo khôn ngoan từ nhà nước ta mà kinh tế vẫn ổn định và không bị trôi tuột vào một tình cảnh tồi tệ hơn thế.
Phần lớn người Việt đều rõ rằng lưu lượng hàng hóa luân chuyển ra vào thị trường Việt đa số đều bắt nguồn từ Trung Quốc, các họat động giao thương giữa hai quốc gia cũng sôi nổi nhất so với các nước khác, do đó sẽ khó tránh khỏi việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng xấu khi tranh chấp chủ quyền giữa nước ta và phía Trung Quốc ngày càng căng thẳng bởi các hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên biển Đông.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2014.
Để làm rõ hơn vấn để này, trên tờ VnExpress đã có bài báo đăng tải trong hôm nay với những phân tích của các chuyên gia kinh tế về chi tiết sự ảnh hưởng u ám kể trên, blog tin tức Bồ Câu Số xin được trích lại như sau:
...Trao đổi với báo chí bên lề buổi công bố báo cáo thường niên kinh tế năm 2014 hôm qua, ông Nguyễn Đức Thành nhận định kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay và năm tới, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
- Trong báo cáo mới công bố, VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 chỉ đạt 4,15 - 4,88%, thấp hơn năm 2013 cũng như mục tiêu Quốc hội đề ra. Đâu là nguyên nhân để ông và nhóm nghiên cứu đưa ra dự báo này?
- Đầu năm, chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay khoảng 5,4 - 5,5%, song vì cú sốc trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nên nhóm nghiên cứu phải tính toán lại, bởi các doanh nghiệp cũng như Chính phủ sẽ có thay đổi để thích nghi, từ đó có thể tạo ra sự suy giảm nhất định.
Có hai kịch bản được đưa ra. Một là Trung Quốc có ý đồ thực sự, gây ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam thì kinh tế trong nước sẽ ảnh hưởng lớn. Còn trong trường hợp Trung Quốc chỉ gây áp lực về chính trị, kinh tế giữa hai nước vẫn bình thường thì tăng trưởng sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp tăng trưởng kinh tế đều chỉ dưới 5%, bởi doanh nghiệp lo ngại sẽ khiến hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh suy giảm, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chúng tôi dự báo cú sốc này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế năm nay và cả năm sau.
- Vậy Việt Nam cần làm gì để hạn chế những tiêu cực nếu căng thẳng hai nước lên cao, đặc biệt khi giao thương với Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng?
- Thực ra cú sốc này là cơ hội để Việt Nam tự nhìn lại mình, rằng khi quan hệ tốt đẹp thì giao thương kinh tế với Trung Quốc trôi chảy, nhưng khi không tốt thì chúng ta mới thấy mình lệ thuộc nhiều. Do đó, Việt Nam cần có sự chuyển hướng, tăng cường khả năng sản xuất, tự cung ứng nguyên liệu và tìm các đối tác tương đương hoặc tốt hơn Trung Quốc, như các quốc gia trong khu vực ASEAN hay Hàn Quốc, một đối tác có khả năng thay thế đầu vào khá tốt hiện nay.
Trong nội bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân phải linh hoạt hơn, tìm sẵn nguồn nguyên vật liệu thay thế. Khu vực Nhà nước cũng phải có kế hoạch hỗ trợ để không phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Những việc trên hoàn toàn khả thi. Nếu không thực hiện, kinh tế Việt Nam sẽ ngay lập tức vấp phải khó khăn trong tương lai. Ví dụ, khi Việt Nam và Trung Quốc hữu hảo thì lượng khách du lịch đến rất động, nhưng bây giờ nguồn khách bị chặn đứng. Xuất khẩu gạo, cao su cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Việt Nam cũng nhập nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc vì hàng hóa, máy móc của họ giá rất rẻ, cho phép doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn. Song, việc làm này hiện nay cần phải nhìn lại. Các doanh nghiệp nên tái cơ cấu chu trình sản xuất của mình, nhập những máy móc, hàng hóa có giá trị cao hơn. Tuy vòng quay vốn sẽ kéo dài nhưng sẽ hạn chế được rủi ro, sự bất nhất và không thể dự báo được trong mối quan hệ với Trung Quốc.
- Ngoài rào cản từ mối quan hệ với Trung Quốc, theo ông Việt Nam tăng trưởng thấp còn do những yếu tố nào?
- Theo phân tích của chúng tôi, ràng buộc tăng trưởng kinh tế còn nằm ở những yếu tố như cơ sở hạ tầng, thể chế pháp lý bảo vệ nhà đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, sự phát triển của trung gian tài chính và nguồn nhân lực… Ngay cả hoạt động xuất khẩu, Việt Nam cũng phụ thuộc vào nguyên liệu thô, nếu không thay đổi, khi hội nhập chúng ta chỉ có lợi thế ban đầu nhưng sau đó những bất lợi có thể lấn át.
Việc đưa ra những ràng buộc trên cốt để thấy Việt Nam nên có định hướng rõ ràng hơn để loại bỏ những cản trở, đưa kinh tế vào quỹ đạo tăng trưởng cao hơn. Chẳng hạn như phải cải thiện, nâng cao chất lượng của hệ thống trung gian tài chính nhằm dẫn vốn cho nền kinh tế tốt hơn. Đặc biệt, thể chế và thủ tục hành chính phải hỗ trợ để giảm chi phí cho doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư.
- Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ông đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư và doanh nghiệp sẽ phải làm gì để vượt qua khó khăn?
- Môi trường đầu tư quan trọng nhất là phải bảo vệ nhà đầu tư, các thủ tục hành chính hỗ trợ cho việc kinh doanh cũng phải dễ dàng, tránh thiên vị giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Do đó, chính quyền địa phương phải cải thiện thủ tục hành chính để bảo vệ tài sản cho nhà đầu tư.
Đối với nợ xấu, theo tôi tiến trình xử lý hiện nay mới chỉ ở bước đầu là thống kê các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chưa có bước cụ thể gây dựng thị trường giải quyết số nợ này và tạo cơ hội cho các ngân hàng xây dựng một chu trình cho vay mới. Điều này có nghĩa hiện nay chưa có dòng tiền thực để mua nợ xấu, cắt bỏ nó đi hay cho phép tổ chức trong và ngoài nước mua. Do vậy, cần có thêm những công cụ xử lý nợ xấu bên cạnh việc mua bán nợ qua Công ty Quản lý tài sản VAMC.
Tín dụng hiện nay cũng không tăng được do rủi ro từ phía cầu. Bản chất doanh nghiệp có muốn vay hay không, muốn mở rộng sản xuất hay không? Nếu họ chưa có các nhu cầu trên và lãi suất còn cao so với rủi ro phải chịu thì doanh nghiệp sẽ không tiếp cận tín dụng.
Trong hoàn cảnh này, tôi đánh giá doanh nghiệp Việt Nam đang chịu tác động lớn hơn từ các điều kiện vĩ mô, do vậy cần cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ bỏ những rào cản tăng trưởng. Bản thân doanh nghiệp cũng phải linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các nguồn lực và cơ hội kinh doanh mới. Tránh việc chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi những tin đồn, cú sốc tác động tới quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Việc giảm tốc tăng trưởng GDP hiển nhiên là không thể tránh khỏi trong hoàn cảnh hiện nay, và nguồn gốc gây ra điều đáng tiếc này không ai khác là nhà cầm quyền Trung Quốc trong loạt hành động ngang ngược và phi lý trên biển Đông vài năm qua mà đỉnh điểm hiện nay là vụ giàn khoan Hải Dương 981, nhưng với sự cố gắng và xử lý khéo léo khôn ngoan từ nhà nước ta mà kinh tế vẫn ổn định và không bị trôi tuột vào một tình cảnh tồi tệ hơn thế.
Hạt Đậu Nhỏ
Bài liên quan