Home
» Mỹ
» RIMPAC
» slider
» Thế giới
» Trung Quốc
» Nhiều quan chức Mỹ ngờ vực Trung Quốc tại RIMPAC
Nhiều quan chức Mỹ ngờ vực Trung Quốc tại RIMPAC
Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Với việc Mỹ cho Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận chung RIMPAC lớn nhất và uy tín nhất của mình đã khiến không ít quan chức và nghị sĩ nước này hoài nghi thiện chí của Trung Quốc.
Vài nghị sĩ và quan chức Mỹ nhận định thẳng rằng Trung Quốc đang là đối thủ quân sự tiềm năng lớn của Mỹ và đặt ra câu hỏi tại sao lại mời "người bạn" châu Á đương thời này tham gia tập trận chung để nắm rõ điểm mạnh yếu của hải quân Hoa Kỳ? Đây cũng là quan điểm chung của hầu hết quan chức và nghị sĩ nước này, với blog tin tức Bồ Câu Số cũng có suy nghĩ tương tự, khó mà tin được Trung Quốc trong bất kỳ mối quan hệ nào.
Chiến hạm Trung Quốc tại Hawaii chuẩn bị tham gia RIMPAC
Đưa tin về quan điểm nghi ngờ Bắc Kinh này thì trên VnExpress có bài Nghị sĩ Mỹ: 'Mời Trung Quốc tập trận như rước cáo đến hội gà' viết như sau:
Nhiều nghị sĩ và quan chức cấp cao Mỹ tỏ ra không tin tưởng Bắc Kinh và cho rằng việc để Trung Quốc tham gia RIMPAC, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, như "mời cáo đến dự hội thảo về gà".
"Cuộc tập trận chung chỉ nên dành cho các đồng minh, đối tác hay những quốc gia quan tâm và đóng góp tích cực đến nền an ninh khu vực", trang tin Mỹ Free Beacon hôm 25/6 dẫn lời nhận xét của hạ nghị sĩ J. Randy Forbes, thành viên Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, kiêm Chủ tịch nhóm nghị sĩ Mỹ về Trung Quốc.
"Vì thái độ hung hăng của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương gần đây, tôi cảm thấy cần thận trọng khi trao cho Trung Quốc cơ hội tham gia cuộc tập trận uy tín như vậy", ông Forbes khẳng định.
Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher, chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, có cùng suy nghĩ với ông Forbes. "Việc cho tàu chiến Trung Quốc vào vùng tập trận như thể đặt núi băng giữa Đại Tây Dương, ít ra băng còn có thể tan", ông Rohrabacher ví von. "Sao ta phải mời đối thủ tiềm năng đến ghi nhận những điểm yếu của ta?".
Rick Fisher, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc, nhận định Bắc Kinh có thể tận dụng cơ hội tham gia RIMPAC để quan sát cách hải quân Mỹ tương tác với các đồng minh trên chiến trận. Điều này đem đến lợi thế cho Trung Quốc nếu xảy ra xung đột.
Cựu quan chức tình báo Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik cho rằng quyết định để Trung Quốc dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới là thiếu khôn ngoan. "Chuyện này khiến tôi liên tưởng đến việc mời một con cáo đến dự hội thảo về bảo vệ gà".
Tàu của hải quân Trung Quốc hôm qua cập cảng Căn cứ hỗn hợp Pearl Harbor-Hickam, Hawaii, nơi diễn ra cuộc tập trận. RIMPAC 2014 diễn ra từ ngày 26/6 đến 1/8 với sự tham gia của 47 tàu, 6 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ từ 23 quốc gia.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham dự diễn tập kể từ năm 1971. Sự kiện này được các chuyên gia Trung Quốc xem là cơ hội để làm mềm mối quan hệ căng thẳng với Mỹ thời gian gần đây, bắt nguồn từ việc Bắc Kinh có nhiều hành vi hiếu chiến với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông và Hoa Đông.
"Trong cuộc tập trận này và nhiều cuộc tập trận chung về sau, Trung Quốc và Mỹ nên học hỏi lẫn nhau thay vì xem nhau như những đối thủ. Trao đổi có thể giúp tránh những sai lầm", Xu Qiyu, một nhà nghiên cứu đại học Quốc phòng Trung Quốc, nói. Tuy nhiên, dù có những tuyên bố tích cực, căng thẳng Mỹ - Trung vẫn gia tăng, đặc biệt là về vai trò các nước này ở châu Á.
Lý do đưa ra để biện dẫn cho chuyện đưa Trung Quốc tham gia cuộc tập trận nghe có vẻ thiện chí và đúng đắn, song nên nhớ rằng nhà cầm quyền Trung Quốc bấy lâu nay luôn có ý đồ sâu sa và cực nham hiểm, không ít các mối quan hệ theo kiểu hợp tác giúp đỡ từ phía Trung Quốc luôn để lại nguy cơ tiềm ẩn mà điển hình nhất là Philippines và Việt Nam đã đối mặt với hệ quả tất yếu và rõ ràng của "mối bang giao tốt" với Trung Quốc đó.
Hạt Đậu Nhỏ
Bài liên quan