Triển vọng Việt Nam thành khu sản xuất chính của Samsung
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Dường như hãng Samsung đang có ý định biến Việt Nam thành khu sản xuất chính của họ trên phạm vi toàn cầu khi xúc tiến đề nghị được hưởng ưu đãi và đưa kế hoạch dài hạn chiến lược cứ điểm sản xuất tại Bắc Ninh.
Đây có thể là triển vọng lớn và rõ ràng hơn của Việt Nam khi thành căn cứ chế tác và sản xuất mọi linh kiện thiết bị của tập đoàn khổng lồ Samsung này, nếu trước đây thế giới biết đến Đài Loan hay Trung Quốc là nơi đặt các nhà máy hay công xưởng gia công mọi thiết bị công nghệ của thế giới thì với động thái này của Samsung thì blog tin tức Bồ Câu Số có cảm tưởng rằng Việt Nam sẽ thế chỗ cho hai nơi sản xuất chính cố hữu kia.
Dẫu sao cũng cần tìm hiểu kỹ và phân tích thêm về điều này qua bài Samsung muốn Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu mà Vnepxress đã đăng hôm nay như sau:
Trước đề xuất của Samsung, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng chấp thuận xin ngân sách gần 300 tỷ đồng để hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho dự án mới trị giá một tỷ USD.
Trong văn bản vừa gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) thông báo chi tiết về kế hoạch đầu tư thêm vào khu tổ hợp công nghệ cao tại khu công nghiệp Yên Phong I, nơi đã được tập đoàn rót 2,5 tỷ USD để xây nhà máy sản xuất điện thoại di động.
Thể hiện rõ mục tiêu muốn tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất và biến Việt Nam thành "cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh", không chỉ đối với điện thoại di động mà cả các sản phẩm điện - điện tử và viễn thông khác, Samsung cho biết dự án thành phần của Samsung Display, một công ty thành viên dự kiến bắt đầu triển khai từ năm 2014 với tổng vốn đầu tư một tỷ USD, chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu từ 2014 - 2015 có trị giá 500 triệu USD, 2 giai đoạn sau (2016 - 2020), mỗi giai đoạn khoảng 250 triệu USD. Dự án sẽ sử dụng hơn 46 hécta đất, trong đó một phần để xây nhà xưởng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp và gia công các loại màn hình cho thiết bị điện tử, phần còn lại là các khu nhà ở và công trình xã hội cho chuyên gia và công nhân.
Theo kế hoạch, khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sẽ có công suất 4 triệu sản phẩm một tháng, doanh thu năm đầu tiên (2015) là 1,5 tỷ USD và tăng lên 6 tỷ USD vào năm 2020. Dự án cũng dự kiến sử dụng 8.000 lao động.
Tuy nhiên, để dự án được triển khai thuận lợi, Samsung Display cũng kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh về một số ưu đãi và đảm bảo đầu tư. Cụ thể, doanh nghiệp muốn được thành lập theo mô hình doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài và được hưởng ưu tiên trong lĩnh vực hải quan.
Liên quan đến thuế, Samsung Display đề xuất được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm kể từ khi có doanh thu. Miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, sau đó sẽ được giảm tiếp 50% trong 3 năm sau giai đoạn 9 năm đó.
Về cơ sở hạ tầng, dự án muốn được hưởng ưu đãi về thuê đất, được cung cấp đầy đủ điện, nước, xử lý nước thải, đường sá và cho phép xây nhà ở cho công nhân...
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh không bình luận về việc cho hay không cho Samsung Display được hưởng thuế suất 10% trong 30 năm, nhưng chấp thuận cho đơn vị này được hưởng thêm ưu đãi giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm tiếp theo sau khi hết thời hạn miễn, giảm theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo).
Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ gần 300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động người Bắc Ninh. Mức hỗ trợ là 620.000 đồng một m2 và 1,5 triệu đồng một lao động.
Tỉnh ra điều kiện Samsung Display chỉ được hưởng hỗ trợ khi thực hiện đúng các tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao và có số thuế thực nộp vào ngân sách nhà nước. Những vấn đề trên đang được Ủy ban nhân dân tỉnh trình lên Hội đồng nhân dân quyết định.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, Samsung đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 5,7 tỷ USD, trong đó có 2,5 tỷ USD vào khu tổ hợp công nghệ tại Bắc Ninh (SEV) và hơn 3,2 tỷ USD vào khu tổ hợp tại Thái Nguyên (SEVT). Riêng nhà máy tại Bắc Ninh, năm 2013 giá trị xuất khẩu đạt gần 24 tỷ USD, bằng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Qua đây cũng thấy chính sách thu hút đầu tư mà nước ta đang áp dụng vẫn rất lôi cuốn nước ngoài, độ ổn định và tính thân thiện của nhà nước ta đối với các tập đoàn lớn như Samsung đã tạo lòng tin lớn đến mức độ đủ để họ chuyển hướng cơ sở chính sang đây, có lẽ đây là một tin vui và một cơ hội cần xem xét và tận dụng cẩn thận.
Đây có thể là triển vọng lớn và rõ ràng hơn của Việt Nam khi thành căn cứ chế tác và sản xuất mọi linh kiện thiết bị của tập đoàn khổng lồ Samsung này, nếu trước đây thế giới biết đến Đài Loan hay Trung Quốc là nơi đặt các nhà máy hay công xưởng gia công mọi thiết bị công nghệ của thế giới thì với động thái này của Samsung thì blog tin tức Bồ Câu Số có cảm tưởng rằng Việt Nam sẽ thế chỗ cho hai nơi sản xuất chính cố hữu kia.
Samsung đang muốn đầu tư mạnh vào Bắc Ninh thành cứ điểm sản xuất chính của họ.
Dẫu sao cũng cần tìm hiểu kỹ và phân tích thêm về điều này qua bài Samsung muốn Việt Nam thành cứ điểm sản xuất toàn cầu mà Vnepxress đã đăng hôm nay như sau:
Trước đề xuất của Samsung, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cũng chấp thuận xin ngân sách gần 300 tỷ đồng để hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho dự án mới trị giá một tỷ USD.
Trong văn bản vừa gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) thông báo chi tiết về kế hoạch đầu tư thêm vào khu tổ hợp công nghệ cao tại khu công nghiệp Yên Phong I, nơi đã được tập đoàn rót 2,5 tỷ USD để xây nhà máy sản xuất điện thoại di động.
Thể hiện rõ mục tiêu muốn tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất và biến Việt Nam thành "cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh", không chỉ đối với điện thoại di động mà cả các sản phẩm điện - điện tử và viễn thông khác, Samsung cho biết dự án thành phần của Samsung Display, một công ty thành viên dự kiến bắt đầu triển khai từ năm 2014 với tổng vốn đầu tư một tỷ USD, chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu từ 2014 - 2015 có trị giá 500 triệu USD, 2 giai đoạn sau (2016 - 2020), mỗi giai đoạn khoảng 250 triệu USD. Dự án sẽ sử dụng hơn 46 hécta đất, trong đó một phần để xây nhà xưởng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp và gia công các loại màn hình cho thiết bị điện tử, phần còn lại là các khu nhà ở và công trình xã hội cho chuyên gia và công nhân.
Theo kế hoạch, khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sẽ có công suất 4 triệu sản phẩm một tháng, doanh thu năm đầu tiên (2015) là 1,5 tỷ USD và tăng lên 6 tỷ USD vào năm 2020. Dự án cũng dự kiến sử dụng 8.000 lao động.
Tuy nhiên, để dự án được triển khai thuận lợi, Samsung Display cũng kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh về một số ưu đãi và đảm bảo đầu tư. Cụ thể, doanh nghiệp muốn được thành lập theo mô hình doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài và được hưởng ưu tiên trong lĩnh vực hải quan.
Liên quan đến thuế, Samsung Display đề xuất được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 30 năm kể từ khi có doanh thu. Miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, sau đó sẽ được giảm tiếp 50% trong 3 năm sau giai đoạn 9 năm đó.
Về cơ sở hạ tầng, dự án muốn được hưởng ưu đãi về thuê đất, được cung cấp đầy đủ điện, nước, xử lý nước thải, đường sá và cho phép xây nhà ở cho công nhân...
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh không bình luận về việc cho hay không cho Samsung Display được hưởng thuế suất 10% trong 30 năm, nhưng chấp thuận cho đơn vị này được hưởng thêm ưu đãi giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm tiếp theo sau khi hết thời hạn miễn, giảm theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo).
Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ gần 300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động người Bắc Ninh. Mức hỗ trợ là 620.000 đồng một m2 và 1,5 triệu đồng một lao động.
Tỉnh ra điều kiện Samsung Display chỉ được hưởng hỗ trợ khi thực hiện đúng các tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao và có số thuế thực nộp vào ngân sách nhà nước. Những vấn đề trên đang được Ủy ban nhân dân tỉnh trình lên Hội đồng nhân dân quyết định.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, Samsung đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 5,7 tỷ USD, trong đó có 2,5 tỷ USD vào khu tổ hợp công nghệ tại Bắc Ninh (SEV) và hơn 3,2 tỷ USD vào khu tổ hợp tại Thái Nguyên (SEVT). Riêng nhà máy tại Bắc Ninh, năm 2013 giá trị xuất khẩu đạt gần 24 tỷ USD, bằng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Qua đây cũng thấy chính sách thu hút đầu tư mà nước ta đang áp dụng vẫn rất lôi cuốn nước ngoài, độ ổn định và tính thân thiện của nhà nước ta đối với các tập đoàn lớn như Samsung đã tạo lòng tin lớn đến mức độ đủ để họ chuyển hướng cơ sở chính sang đây, có lẽ đây là một tin vui và một cơ hội cần xem xét và tận dụng cẩn thận.
Hạt Đậu Nhỏ
Bài liên quan