Khám phá 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021.
Kim cương được hình thành trong điều kiện môi trường tự nhiên vô cùng đặc biệt.
Không phải bất cứ quốc gia nào cũng may mắn sở hữu loại đá quý giá trị này. Chỉ có một số ít quốc gia như: Nam Phi, Canada, Nga,… hiện đang khai thác kim cương với trữ lượng lớn. Cùng điểm lại danh sách 10 mỏ kim cương lớn nhất thế giới trong bài viết sau đây nhé.
Lịch sử khai thác kim cương
Kim cương trong tiếng Hy Lạp được gọi là Adamas mang nghĩa là không thể phá hủy. Với độ cứng cao và khả năng phản xạ ánh sáng tuyệt vời, kim cương là một trong những khoáng vật có giá trị và tính ứng dụng cao. Những viên kim cương đầu tiên đã được phát hiện từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên tại Ấn Độ. Chúng được vận chuyển đi tới các nơi khác thông qua “con đường tơ lụa” nối liền Ấn Độ và Trung Quốc.
Mỏ kim cương lớn nhất thế giới ở đâu
Mãi đến tận thế kỷ 18, người ta mới khai phá ra những mỏ kim cương nhỏ tại Brazil. Song nó vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu mua kim cương của thế giới. Vào năm 1871 viên kim cương khổng lồ nặng 83,5 carat được tìm thấy ở một ngọn đồi tại Nam Phi. Từ đó hàng ngàn người bắt đầu lao vào cuộc đua tìm kiếm kim cương. Điều này chính là căn nguyên của sự ra đời của các khu mỏ khai thác kim cương lớn.
Điểm danh những mỏ kim cương lớn nhất thế giới
Mỏ kim cương ở Châu Phi
Châu Phi là lục địa nổi tiếng giàu có về trữ lượng kim cương. Theo các nhà nghiên cứu, tại đây có những điều kiện địa chất thích hợp để hình thành lên kim cương tự nhiên. Tại đây có tổng cộng 7 khu mỏ lớn. Nổi tiếng nhất là Orapa và Jwaneng. Chúng đều thuộc sự quản lý của công ty khai thác mỏ The Beers.
Châu Phi có điều kiện địa chất phù hợp để tạo ra kim cương thiên nhiên
Những viên kim cương khai thác ở Châu Phi có kích cỡ và màu sắc hết sức phong phú. Hình dạng độc đáo và có chất lượng cao.
Mỏ kim cương ở Nga
Nga hiện là mỏ kim cương lớn nhất thế giới với trữ lượng khai thác ước tính 973 triệu carat. Hơn 600 triệu carat được sử dụng với mục đích dự trữ. Khu mỏ lớn nhất tại Nga có tên Alrosa chiếm đến hơn 90% sản lượng kim cương của nước này. Kim cương khai thác tại đây nổi tiếng với hình dạng pha lê tám cạnh với những góc nhọn. Ở một số khu mỏ ở Nga nổi tiếng với những viên kim cương vàng độc đáo, lạ mắt.
Mỏ kim cương ở Nam Phi
Nam Phi là quốc gia xếp hạng năm thế giới về sản lượng kim cương. Tổng trữ lượng khai thác mỗi năm đạt tới 70 triệu carat. Venetia là mỏ kim cương chiếm hơn 40% tổng sản lượng khai thác tại Nam Phi. Nó thuộc sở hữu của De Beers và chính thức đi vào khai thác từ năm 1992. Tại đây còn nổi tiếng với mỏ kim cương Big Hole sâu nhất thế giới (215m) ngay giữa trung tâm thành phố.
Big Hole là mỏ kim cương sâu nhất thế giới
Mỏ kim cương ở Úc
Nằm trong top những mỏ kim cương lớn nhất thế giới, Úc được biết đến với những viên kim cương hồng và đỏ đắt giá. Mỏ kim cương lớn nhất tại đây có tên là Argyle với sản lượng khai thác đạt 12 triệu carat/năm. Nó được điều hành bởi công ty Rio Tinto. Những viên kim cương thuộc màu đỏ và hồng ở mỏ Argyle đều thuộc hàng cao cấp và được nhiều người ưa chuộng.
Úc nổi tiếng với những viên kim cương độc đáo cao cấp
Trên đây là thông tin về một số các mỏ kim cương lớn nhất thế giới với trữ lượng khai thác đứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên hiện nay, nguồn kim cương tự nhiên đang dần bị cạn kiệt. Vì vậy, đó là lý do các nhà khoa học đã tạo ra kim cương nhân tạo. Với những ưu điểm và đặc tính gần giống với kim cương thiên nhiên. Song giá thành chỉ bằng 1/3. Nếu yêu thích những sản phẩm trang sức làm từ Moissanite, bạn hãy truy cập ngay website: www.jemmia.vn. Chúc bạn ngày mới tốt lành.
Theo Jemmia
Bài liên quan