Nhiều quan chức Mỹ ngờ vực Trung Quốc tại RIMPAC

17:35 |

Với việc Mỹ cho Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận chung RIMPAC lớn nhất và uy tín nhất của mình đã khiến không ít quan chức và nghị sĩ nước này hoài nghi thiện chí của Trung Quốc.

Vài nghị sĩ và quan chức Mỹ nhận định thẳng rằng Trung Quốc đang là đối thủ quân sự tiềm năng lớn của Mỹ và đặt ra câu hỏi tại sao lại mời "người bạn" châu Á đương thời này tham gia tập trận chung để nắm rõ điểm mạnh yếu của hải quân Hoa Kỳ? Đây cũng là quan điểm chung của hầu hết quan chức và nghị sĩ nước này, với blog tin tức Bồ Câu Số cũng có suy nghĩ tương tự, khó mà tin được Trung Quốc trong bất kỳ mối quan hệ nào.

 Chiến hạm Trung Quốc tại Hawaii chuẩn bị tham gia RIMPAC

Đưa tin về quan điểm nghi ngờ Bắc Kinh này thì trên VnExpress có bài Nghị sĩ Mỹ: 'Mời Trung Quốc tập trận như rước cáo đến hội gà' viết như sau:

Nhiều nghị sĩ và quan chức cấp cao Mỹ tỏ ra không tin tưởng Bắc Kinh và cho rằng việc để Trung Quốc tham gia RIMPAC, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, như "mời cáo đến dự hội thảo về gà".

"Cuộc tập trận chung chỉ nên dành cho các đồng minh, đối tác hay những quốc gia quan tâm và đóng góp tích cực đến nền an ninh khu vực", trang tin Mỹ Free Beacon hôm 25/6 dẫn lời nhận xét của hạ nghị sĩ J. Randy Forbes, thành viên Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, kiêm Chủ tịch nhóm nghị sĩ Mỹ về Trung Quốc.

"Vì thái độ hung hăng của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương gần đây, tôi cảm thấy cần thận trọng khi trao cho Trung Quốc cơ hội tham gia cuộc tập trận uy tín như vậy", ông Forbes khẳng định.

Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher, chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, có cùng suy nghĩ với ông Forbes. "Việc cho tàu chiến Trung Quốc vào vùng tập trận như thể đặt núi băng giữa Đại Tây Dương, ít ra băng còn có thể tan", ông Rohrabacher ví von. "Sao ta phải mời đối thủ tiềm năng đến ghi nhận những điểm yếu của ta?".

Rick Fisher, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc, nhận định Bắc Kinh có thể tận dụng cơ hội tham gia RIMPAC để quan sát cách hải quân Mỹ tương tác với các đồng minh trên chiến trận. Điều này đem đến lợi thế cho Trung Quốc nếu xảy ra xung đột.

Cựu quan chức tình báo Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik cho rằng quyết định để Trung Quốc dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới là thiếu khôn ngoan. "Chuyện này khiến tôi liên tưởng đến việc mời một con cáo đến dự hội thảo về bảo vệ gà".

Tàu của hải quân Trung Quốc hôm qua cập cảng Căn cứ hỗn hợp Pearl Harbor-Hickam, Hawaii, nơi diễn ra cuộc tập trận. RIMPAC 2014 diễn ra từ ngày 26/6 đến 1/8 với sự tham gia của 47 tàu, 6 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ từ 23 quốc gia.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham dự diễn tập kể từ năm 1971. Sự kiện này được các chuyên gia Trung Quốc xem là cơ hội để làm mềm mối quan hệ căng thẳng với Mỹ thời gian gần đây, bắt nguồn từ việc Bắc Kinh có nhiều hành vi hiếu chiến với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông và Hoa Đông.

"Trong cuộc tập trận này và nhiều cuộc tập trận chung về sau, Trung Quốc và Mỹ nên học hỏi lẫn nhau thay vì xem nhau như những đối thủ. Trao đổi có thể giúp tránh những sai lầm", Xu Qiyu, một nhà nghiên cứu đại học Quốc phòng Trung Quốc, nói. Tuy nhiên, dù có những tuyên bố tích cực, căng thẳng Mỹ - Trung vẫn gia tăng, đặc biệt là về vai trò các nước này ở châu Á.

Lý do đưa ra để biện dẫn cho chuyện đưa Trung Quốc tham gia cuộc tập trận nghe có vẻ thiện chí và đúng đắn, song nên nhớ rằng nhà cầm quyền Trung Quốc bấy lâu nay luôn có ý đồ sâu sa và cực nham hiểm, không ít các mối quan hệ theo kiểu hợp tác giúp đỡ từ phía Trung Quốc luôn để lại nguy cơ tiềm ẩn mà điển hình nhất là Philippines và Việt Nam đã đối mặt với hệ quả tất yếu và rõ ràng của "mối bang giao tốt" với Trung Quốc đó.

Hạt Đậu Nhỏ

Mỹ, quốc hội Việt, biển Đông và nhiều trọng điểm khác

22:25 |
Trong vài ngày tới, đại diện phía Mỹ về các vấn đề châu Á Thái Bình Dương sẽ gặp gỡ quốc hội Việt Nam để thảo luận nhiều vấn đề trọng điểm như Hiến Pháp, nhân quyền,..và cả vấn đề biển Đông.

Thể hiện sự quan tâm của Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương cũng như thể hiện sự hỗ trợ và góp ý xây dựng cho quốc hội Việt Nam trong việc triển khai Hiến Pháp mới, đảm bảo nhân quyền và một số vấn đề trọng yếu khác, nổi bật là muốn biết thái độ của nước ta trước tình hình căng thẳng ở biển Đông trong nhiều tuần qua. Thông tin trên được ông Trần Văn Hằng là chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết trong một buổi phỏng vấn trao đổi nhỏ bên ngoài kỳ họp sáng 26/5 nay.

Ông Trần Văn Hằng trong một lần trả lời phóng viên.

Thực ra đây cũng là một buổi gặp mặt hữu nghị và giao lưu trao đổi trên tinh thần hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa đại diện hai nước Việt - Mỹ trong nhiều vấn đề chung có ảnh hưởng qua tới đôi bên ở nhiều phương diện trực tiếp cũng như gián tiếp, và cũng là thể hiện thiện chí của nước ta cho thế giới thấy một Việt Nam tốt hơn và tốt hơn nữa trong mắt bạn bè năm châu về sự văn minh và đảm bảo đời sống nhân dân. Sau đây blog tin tức Bồ Câu Số sẽ trích dẫn nội dung bài báo được đăng trong trưa nay trên trang VnExpress về vấn đề này qua phần phỏng vấn nhanh ông Trần Văn Hằng:

...

- Trong chuyến thăm của đoàn nghị sĩ Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ tại Việt Nam từ 27/5 tới, hai bên sẽ trao đổi những nội dụng gì?

- Nội dung dự kiến thảo luận lần này nhiều vấn đề, trong đó có tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam - Mỹ. Thứ hai, họ muốn tìm hiểu thái độ, chủ trương của ta với vấn đề Biển Đông vừa rồi. Thứ ba là việc triển khai thực hiện Hiến pháp mới, đặc biệt là vấn đề nhân quyền 2013. Về vấn đề này, nhận thức và quan điểm của hai bên còn khác nhau, do đó cuộc trao đổi đối thoại này là cơ hội để hiểu nhau hơn, xử lý vấn đề nhân quyền phù hợp hơn.

- Nội dung Biển Đông sẽ được chúng ta đề cập như thế nào?

- Mỹ đã có phản ứng tích cực từ Chủ tịch Thượng viện tới các nhóm nghị sĩ. Trong cuộc làm việc sắp tới, Việt Nam vẫn giữ quan điểm là dùng nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền. Không ít người chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề này nên chúng tôi sẽ cung cấp cho họ cơ sở pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền, để họ có cái nhìn khách quan, phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông. Chúng tôi cũng sẽ đề nghị các nước phải có tiếng nói phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Trong nỗ lực xây dựng niềm tin và nâng tầm quan hệ giữa hai nước, năm 2006, Mỹ đã bỏ lệnh cấm bán trang thiết bị quân sự phi sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, lệnh cấm bán vũ khí sát thương vẫn chưa được dỡ bỏ do quan điểm hai bên còn khác biệt về vấn đề nhân quyền. Việc này sẽ được bàn thảo ra sao?

- Việt Nam và Mỹ đã ký hiệp định về vấn đề hạt nhân dân sự. Còn nội dung bán vũ khí sát thương vẫn đang được bàn và lần này ta sẽ đề xuất bàn kỹ, bởi trong chương trình, đoàn nghị sĩ Mỹ có làm việc với Bộ Quốc phòng. Quan điểm của chúng tôi là nên tiếp tục nêu vấn đề này.

- Tuần tới, Việt Nam sẽ chính thức tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc, vậy chúng ta tham gia vào những hoạt động, mức độ nào?

- Chúng ta đã có quyết định cử hai sĩ quan liên lạc tham gia vào phái bộ gìn giữ hòa bình quốc tế ở Châu Phi. Hai sĩ quan này sẽ làm nhiệm vụ liên lạc giữa các tổ, đội của phái bộ Liên Hợp Quốc và chịu sự điều hành của phái bộ do Tổng thư ký cử.

Sau đó nếu tham gia với lực lượng lớn hơn thì phải có nghị quyết của Quốc hội. Tham gia ở quy mô nào nào phụ thuộc vào trình độ lực lượng của ta. Một khi đã tham gia, tất nhiên phải có kế hoạch, lộ trình đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc để chứng tỏ rằng chúng ta tham gia là để đóng góp cho công cuộc gìn giữ hòa bình.

Mới tham gia vào lực lượng này nên việc học tập kinh nghiệm là mục tiêu chính.

- Quốc tế bày tỏ gì khi Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc?

- Hiện không có e ngại nào cả. Ngược lại, cộng đồng quốc tế rất hoan nghênh. Điều này cũng cho thấy vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, có uy tín. Bạn bè quốc tế tin tưởng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, đáp ứng các yêu cầu đề ra.

Qua các câu hỏi của phóng viên cũng như phần trả lời của chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cũng đã cho thấy rằng mọi thứ đều nằm trong khuôn khổ kế hoạch được lên từ trước như một hoạt đồng thường niên quen thuộc có ích cho việc xây dựng đất nước ở nhiều mặt cũng như là cơ hội cho quốc tế thấy và ủng hộ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là sự đồng lòng đứng về phía ta trong vấn đề biển Đông.

Hạt Đậu Nhỏ

Tương lai khó nói của Edward Snowden - người tố giác chính phủ Mỹ

01:11 |

Diễn biến sau khi thông tin tuyệt mật của Mỹ bị lộ lẫn sự "biến mất" của Edward Snowden và tương lai khó nói của anh đang là đề tài khiến dư luận quan tâm.

Snowden, cựu trợ lý kỹ thuật Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và cũng là người đã tiết lộ thông tin về các chương trình tuyệt mật hàng đầu của chính quyền Mỹ, mới đây trả phòng khách sạn tại Hong Kong, nơi anh đã trú ẩn trong ba tuần vừa qua.

Các nhà phân tích nhận định Mỹ muốn ban hành một lệnh dẫn độ với Snowden. Song, phía Hong Kong có thể từ chối nếu chính quyền Bắc Kinh nhận thấy việc giữ Snowden hữu ích, và các nước khác có mối quan hệ không mấy "ngọt ngào" với Mỹ như Iceland, cũng có thể can thiệp để cấp phép tị nạn cho Snowden dù anh ta vẫn chưa đề nghị.

Khi được hỏi về những điều có thể xảy ra với mình, anh đáp: "Không có gì tốt đẹp đâu". "Tôi biết mình có thể bị CIA truy tố, có thể bị truy đuổi. Hoặc là họ có thể trả tiền để bên thứ ba làm điều đó", tờ The Guardian dẫn lời Snowden nói.

Edward Snowden trả lời phỏng vấn với tờ The Guardian trong khách sạn ở Hong Kong.

"Có một trụ sở CIA ngay tại đây. Tôi chắc chắn rằng tuần tới họ sẽ rất bận rộn. Và đó chính là điều mà tôi phải quan tâm trong suốt cuộc đời còn lại dù nó dài ngắn thế nào", anh cho biết.

Mỹ và Hong Kong ký hiệp ước dẫn độ vào năm 1996, ngay trước khi người Anh trả lại phần lãnh thổ này cho Trung Quốc. Luật dẫn độ của Hong Kong trước đây chịu ảnh hưởng của hiệp ước dẫn độ giữa Mỹ và Anh.

Các nhà phân tích nói rằng những thông tin Snowden tiết lộ đã đưa anh thẳng vào trong vùng xám, giao tranh giữa sự tự chủ của Hong Kong và chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

"Đây là một vấn đề chính trị nghiêm trọng", tờ CNN dẫn lời cựu đặc vụ CIA - Robert Baer. "Snowden đã tự đặt mình vào nguy cơ phạm pháp nghiêm trọng. Anh ta để lộ tín hiệu tình báo và chính phủ Mỹ gần như chắc chắn sẽ truy tố anh ta. Họ không cho phép điều này xảy ra".

Ông Robert Baer nhận định Mỹ có khả năng sẽ tìm kiếm một lệnh dẫn độ để Snowden - người đã vi phạm luật quy định về tiết lộ bí mật quốc gia của Mỹ và hầu như chắc chắn sẽ đối mặt với tội danh này.

Ông Baer cũng phỏng đoán rằng tính toán của Snowden có thể đã giúp Bắc Kinh xả giận với cáo buộc của Mỹ rằng quân đội Trung Quốc tấn công vào mạng chính phủ và các công ty Mỹ trước đây.

"Thành thật mà nói ... tôi nghĩ rằng họ đang rất tức giận về những cáo buộc tin tặc trong những tháng qua", ông nói. "Tôi nghĩ rằng không phải ngẫu nhiên mà cuộc phỏng vấn này đã được phát sóng ngay khi chủ tịch Trung Quốc vừa rời khỏi Mỹ".

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày vào cuối tuần qua tại California. Trong chương trình nghị sự, các vấn đề gai góc về an ninh mạng đã được đem ra trao đổi.

Theo hiệp ước giữa Hong Kong và Mỹ, hai bên có quyền từ chối trong các trường hợp tội phạm chính trị. Tuy nhiên, theo Pháp lệnh về Tội phạm Bỏ trốn của Hong Kong, Bắc Kinh có quyền phủ quyết lệnh dẫn độ nếu thấy chuyện này ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng hay chính sách đối ngoại.

Patricia Ho, một luật sư của Daly & Associates tại Hong Kong - công ty từng xử lý các vấn đề liên quan đến tị nạn và người tị nạn, nói rằng, dựa vào những hồ sơ không mấy chi tiết về việc cấp phép tị nạn tại Hong Kong, bà đã bất ngờ khi Snowden ca ngợi khu vực này vì cam kết về quyền tự do dân sự.

Một người Libya chống đối chính phủ tên là Sami al-Saad vẫn có kế hoạch kiện chính quyền Hong Kong vì đã góp phần bỏ tù ông một cách trái phép ở Libya vào năm 2004.

"Trong phạm vi Trung Quốc, Hong Kong có quyền tự do dân chủ tốt hơn nhưng tôi không cho rằng chính quyền Hong Kong sẽ cấp tị nạn cho Snowden với pháp luật hiện hành tại đây", bà nói.

Bà cho biết nếu Snowden muốn được cấp phép tị nạn tại Hong Kong, anh ta sẽ phải chứng minh được mình đang gặp phải một trong ba loại đe dọa sau: tra tấn, bị đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo và làm suy giảm sức khỏe hoặc bị ngược đãi. Loại cuối cùng được đề ra để cấp phép cho những người dân tị nạn chạy trốn bạo hành tại gia.

Bà Ho nhận định trường hợp người cung cấp tin cho WikiLeaks, ông Bradley Manning, người đang bị giam ở Mỹ, có thể giúp ích cho Snowden. Năm 2012, Báo cáo viên Đặc biệt về Tra tấn của Liên Hợp Quốc công bố rằng trong thời gian biệt giam 11 tháng, người này (Manning) đã bị đối xử tàn ác, vô nhân đạo và suy giảm sức khỏe, tức là vi phạm Điều 16 của công ước chống tra tấn.

Trong trường hợp này, Hong Kong có thể dựa vào trường hợp đó để chống lại việc dẫn độ, trừ khi Mỹ bảo đảm ngoại giao rằng Snowden sẽ không phải đối mặt với số phận tương tự như Manning.

Việc Trung Quốc liệu có thể sẽ thử liều với Mỹ một phen bằng vụ Snowden hay không vẫn còn là điều phải bàn tới, bà cho biết.

Bà Ho nhận định thêm: "Nếu Snowden tiến thêm một bước và quyết định chống lại lệnh dẫn độ ngay bên trong Hong Kong, thì đây sẽ là một trường hợp rất hấp dẫn”.

Từ VnExpress